Dòng sự kiện:
Cần tập trung thống nhất đầu mối quản lý nợ công
01/11/2014 08:54:16
ANTT.VN – “Trong bối cảnh chỉ tiêu thế giới điều giảm nhưng riêng của chúng ta vẫn giữ ở mức 5,8%, cái gì trong cơ cấu, trong điều hành kinh tế năm 2014 giúp chúng ta vượt qua được khó khăn mà cả thế giới đang khắc phục để đạt được mức 5,8%?”.

Tin liên quan

Chỉ đạt 11 chỉ tiêu về tiêu tiền?

Trong phiên họp Quốc hội ngày 31/10, đa số các ĐB tán thành với bản báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội.

ĐB Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng), nêu ra một số điểm đã làm được trong năm nay nhưng chưa được chỉ ra trong bản báo cáo.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng)

Theo ĐB Kiên, trongnhiều năm qua tính toán dự báo trung hạn chưa đạt yêu cầu, tuy nhiên trong năm 2014, chúng ta đã hoàn thành 13/14 chỉ tiêu, như vậy, tính dự báo chỉ tiêu của chúng ta đã tăng lên một bước. Về công tác giải phóng mặt bằng là một bài toán luôn luôn khó gây rất chậm trễ cho việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công, giải ngân vốn ODA thì trong năm 2014 đã đạt được những thành tích nhất định làm cho vốn giải ngân ODA và giải ngân trái phiếu chính phủ trong đầu tư công đã được nâng lên.

Bên cạnh đó, đã phát hành một lượng trái phiếu lớn để tiến hành đảo nợ nhưng phải nhìn nhận, qua báo cáo của Bộ Tài chính và qua trình bày của Bộ trưởng Bộ Tài chính, nhận thấy việc đảo nợ đã kéo dài được thời gian đảo nợ từ trái phiếu chính phủ, làm giảm áp lực tăng trả nợ trong những năm tiếp theo, đó là một thành công nhưng trong báo cáo không nêu rõ…

Ông Kiên đề nghị, phải phân tích thêm trong báo cáo về kinh tế xã hội của Chính phủ. Việc tăng sản xuất cũng là máy tính và linh kiện điện tử, tăng tồn kho cũng là máy tính và linh kiện điện tử, tặng thị trường xuất khẩu cũng là ngành máy tính và điện tử. Nhưng nếu đối chiếu với số liệu, trong năm 2013 lĩnh vực máy tính và điện tử, linh kiện thì nhập khẩu cũng chỉ là 17,7 tỷ, xuất khẩu chỉ 10 tỷ, đến năm 2014 nhập khẩu 18 tỷ, xuất khẩu 10,61 tỷ. Tức là số liệu chênh nhau không lớn trong số liệu thống kê, “nhưng trong nhận xét thì cái gì chúng ta cũng đưa vào, có cảm giác chúng ta đưa nó vào để gọi là có số liệu để chúng ta báo cáo với nhau là vì cái đó thôi chứ không giúp cho phân tích kinh tế vĩ mô thực chất”.

“Về các số liệu này tôi chưa thấy ở báo cáo của Chính phủ phân tích rõ ra là phân tích báo cáo của ai? Trong khi đó báo cáo của ADB, của IMF, World Bank đều nói trong năm 2014 đều hạ chỉ tiêu tăng trưởng của cả thế giới và các nước, thế nhưng, riêng của chúng ta vẫn giữ ở mức 5,8% , thế thì cái gì trong cơ cấu của chúng ta, cái gì trong điều hành kinh tế của chúng ta trong năm 2014 giúp chúng ta vượt qua được khó khăn mà cả thế giới đang khắc phục mà chúng ta vẫn  đạt được 5,8”, ĐB Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

ĐB Kiên dẫn chứng, nhìn vào số liệu sản xuất dầu thô năm 2013 chúng ta sản xuất được 15,25 triệu tấn và tương đương với 120. 428 tỷ đồng, thì năm 2014 cũng chỉ sản xuất đc 15,22 triệu tấn, thu về được 107 tỷ. “Như vậy, thấy rằng cùng một sản lượng xuất khẩu sản xuất dầu như nhau nhưng ta đã không thu được về như thế”.

Cần tập trung thống nhất đầu mối quản lý nợ công

Liên quan đến vấn đề doanh nghiệp, nợ công, ĐB Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) cho rằng, năm 2014 vẫn còn một số khó khăn như số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn tăng, khả năng hấp thu vốn của nền kinh tế còn yếu, và năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện, năng suất lao động xã hội thấp, một bộ phận lớn sinh viên ra trường không có việc làm, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn để khắc phục những tồn tại trên chính phủ đã để ra chính vốn, nhiệm vụ và giải pháp.

Đại biểu Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi)

Theo ĐB Phúc, nợ công đã tăng khá nhanh, dự kiến năm 2015 ở mức sấp sỉ 64% GDP, sát những khuyến cáo của các định chế tài chính thế giới và Quốc hội đã duyệt. Đồng thời nghĩa vụ trả nợ cũng tăng nhanh, nguồn trả nợ cũng gặp khó khăn phãi hoán trả nợ với tỉ lệ khá lớn.

Theo ông Phúc, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan là do hậu quả của việc quản lý nguồn vốn vay chưa chặt chẽ, đầu tư kém hiệu quả từ những năm trước đây, thì nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước làm khâu ngân sách sụt giảm cân đối, nhưng chúng ta buộc phải thực hiện chính sách sụt giảm và chính sách kích cầu, khắc phục sản suất, giải quyết lao động, việc làm, bảo vệ nền kinh tế vĩ mô. Đồng thời, cũng phải sử dụng một nguồn lực tài chính rất lớn thực hiện chính sách an sinh xã hội, bên cạnh đó, hạ tầng yếu kém cũng bắt buộc phải đầu tư để giải quyết nhu cầu bức xúc của người dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh cho kinh tế, như vậy đối với một quốc gia có xuất phát điểm nền kinh tế thấp hệ thống hạ tầng yếu kém như chúng ta, cộng với khủng hoảng tài chính, suy thoái của kinh tế thế giới thì nợ công tăng nhanh và khó khăn về nguồn trả nợ là điều không thể tránh khỏi.

Theo ĐB Phúc, vấn đề hiện nay là cần bình tĩnh đối diện, bàn giải pháp để tăng cường quản lý, có lộ trình giải quyết một cách hiệu quả, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chỉ số tín nghiệm tài chính quốc gia, không yên lòng các nhà tài trợ vốn.

Để quản lý nợ công, ông Phúc đưa ra đề xuất với Quốc hội phải tập trung thống nhất đầu mối quản lý nợ công, quy đinh rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định điều kiện, cấp bảo lãnh chính phủ quản lý và sử dụng vốn vay, tăng cường công tác thẩm định, cân nhắc kỹ hiệu quả các dự án trước khi quyết định đầu tư, tăng cường quản lý chất lượng, phân kỳ và đẩy nhanh tiến độ đầu tư, để các khoản vốn vay sớm phát huy hiệu quả, thu hồi vốn và góp phần vào tăng trưởng kinh tế, rà soát và kiên quyết loại bỏ những dự án không hiệu quả”.

Tập trung chống thất thu, đồng thời rà soát lại các chính sách, nhằm giảm áp lực chi cho ngân sách, thực hiện quyết liệt việc tinh giảm bộ máy xã hội hóa trong hợp đồng sự nghiệp, hợp tác đầu tư, công tư, đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và thu hồi vốn từ các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế để tái đầu tư trả nợ. Cơ cấu lại hoạt động huy động vốn trong nước, phù hợp với nhu cầu sử dụng, để từng bước cân đối nghĩa vụ và nguồn trả nợ, kiểm soát chặt chẽ lạm phát, dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm thiểu rủi ro về nợ công.

Trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế và áp lực trả nợ rất lớn thì đầu tư cần tình toán hết sức cân nhắc, không nên đầu tư dàn đều cho nhiều lĩnh vực mà nên ưu tiên cho các lĩnh vực phát huy hiệu quả, sớm phát huy hiệu quả và tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyết lao động, việc làm, kiến nghị ưu tiên đầu tư hạ tầng xây dựng các khu tái đinh cư cho các khu kinh tế, khu công nghiệp có các dự án trọng điểm đã có phương án đầu tư chắc chắn nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, ông Phúc đề nghị, cần tập trung đầu tư cho nền kinh tế biển, đặc biệt là xây dựng hạ tầng các đảo tiền tiêu.Thực hiện đầy đủ các chính sách theo Nghị định 67 của chính phủ nhằm phục vụ đa mục tiêu, vừa phát triển kinh tế biển vừa hỗ trợ sản xuất, sử dụng một phần vượt thu năm 2014 để thực hiện nhiệm vụ này.

Ông Phúc cũng kiến nghị, đối với các đối tượng về hưu từ năm 1993 trở về trước hầu hết đều tham gia chiến tranh, nay tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút, nhưng mức lương hưu quy định cho các đối tượng này rất thấp. Qua các kỳ họp nhiều đại biểu quốc hội đã kiến nghị cần điều chỉnh mức lương hưu cho các đối tượng này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, vì vậy kiến nghị Chính phủ cần quan tâm giải quyết vấn đề này.

Kiều Chinh
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến