Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, hiện có mọi dấu hiệu cho thấy Nga đang lên kế hoạch tấn công quân sự Ukraine, bao gồm cả các việc thực hiện một chiến dịch “cờ giả” nhằm tạo cớ.
Căng thẳng địa chính trị khiến áp lực bán tháo cổ phiếu diễn ra trên diện rộng. Lĩnh vực công nghệ chịu thiệt hại nặng nề nhất, với những cái tên như Microsoft giảm 2,9%, Alphabet giảm 3,8%, Apple giảm 2,1%, Amazon mất 2,2%, Meta lùi 4,1%.
Nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu, được biết là những cổ phiếu phòng thủ có xu hướng ổn định bất kể thị trường hoạt động như thế nào là lĩnh vực có thành quả tốt nhất, tăng gần 1%, với mức tăng từ mức tăng 4,01% từ Walmart sau khi công ty này công bố doanh số bán hàng kỷ lục trong kỳ nghỉ lễ.
Ở diễn biến khác, mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp kết thúc, với phiên này Nvidia giảm 7,51% do tỷ suất lợi nhuận gộp không đổi và lo ngại về việc tiếp xúc với thị trường tiền điện tử đã làm lu mờ dự báo doanh thu quý hiện tại.
TripAdvisor mất 2,5% sau khi bất ngờ công bố thua lỗ trong quý IV/2021. Còn Albemarle Corp giảm 19,91% khi nhà sản xuất lithium dự báo lợi nhuận năm 2020 sẽ suy giảm.
Trái lại, DoorDash Inc tăng 10,69% nhờ báo cáo doanh thu quý IV khả quan do nhu cầu giao đồ ăn không có dấu hiệu chậm lại.
Kết thúc phiên 17/2, chỉ số Dow Jones giảm 622,24 điểm (-1,78%), xuống 34.312,03 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 94,75 điểm (-2,12%), xuống 4.380,26 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 407,38 điểm (-2,88%), xuống 13.716,72 điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm, khi căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng đã lấn át một loạt báo cáo kết quả kinh doanh tích cực từ các công ty như Kering, Reckitt Benckiser và Commerzbank.
Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu đóng cửa giảm 0,74% xuống 464,31 điểm, với cổ phiếu ngân hàng và năng lượng dẫn đầu giảm, do giá dầu thô suy yếu và lợi suất trái phiếu chuẩn của châu Âu giảm phiên thứ hai liên tiếp.
Cổ phiếu du lịch là cổ phiếu mất điểm nhiều nhất, giảm 1,7% do lo ngại rằng xung đột quân sự có thể làm chệch hướng sự phục hồi của ngành, đặc biệt là cổ phiếu hàng không.
Mặt khác, trong số các công ty báo cáo kết quả kinh doanh với Tập đoàn Reckitt Benckiser của Anh đã tăng 5,9% sau khi vượt dự báo doanh số bán hàng quý IV.
Commerzbank đã tăng thêm 3,2% sau khi có quý IV tốt hơn dự kiến và đưa ra triển vọng tươi sáng cho năm 2022.
Continental đã tăng 3,3% sau khi Giám đốc Magazin báo cáo rằng nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Đức đang xem xét tách thành bốn doanh nghiệp riêng biệt.
Kết thúc phiên 17/2: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 66,41 điểm (-0,87%) xuống 7.537,37 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 102,67 điểm (-0,67%), xuống 15.267,63 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 18,16 điểm (-0,26%), xuống 6.946,82 điểm.
Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm, do khẩu vị rủi ro bị kiềm chế bởi những lo lắng xung quanh biên giới Ukraine.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, dẫn đầu bởi cổ phiếu kim loại màu và năng lượng mới, được hỗ trợ nhờ kỳ vọng nới lỏng chính sách hơn khi lạm phát giảm bớt.
Chứng khoán Hồng Kông chỉ nhích nhẹ, khi các nhà đầu tư thận trọng theo dõi rủi ro địa chính trị ở Ukraine và các dấu hiệu cho thấy Fed sẽ không mạnh tay như lo ngại trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhưng đã hạ nhiệt sau khi có báo cáo về hỏa lực súng cối ở miền đông Ukraine.
Kết thúc phiên 17/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 227,53 điểm (-0,83%), xuống 27.232,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,20 điểm (+0,06%), lên 3.468,04 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 73,87 điểm (+0,30%), lên 24.792,77 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 14,41 điểm (+0,53%), lên 2.744,09 điểm.
Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Năm khi giới đầu tư ồ ạt dịch chuyển dòng tiền vào tài sản trú ẩn, sau khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine tiếp tục nóng lên với cảnh báo từ phía Mỹ.
Kết thúc phiên 17/2, giá vàng giao ngay tăng 29,3 USD lên 1.899,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 giảm gần 7 USD xuống 1.895,3 USD/ounce.
Giá dầu thô giảm, sau khi có những thông tin cho thấy Mỹ và Iran có thể sắp đạt một thoả thuận mới về chương trình hạt nhân của Tehran.
Kết thúc phiên 17/2, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI giảm 1,90 USD (-2,07%), xuống 91,76 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,84 USD (-1,98%), xuống 92,97 USD/thùng.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy