Thứ Năm, thị trường rơi vào trạng thái chờ đợi dữ liệu lạm phát sẽ được Bộ Lao động Mỹ công bố vào thứ Sáu. Dữ liệu này sẽ là cơ sở quan trọng cho cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào tuần tới. Lạm phát tiếp tục tăng sẽ củng cố hành động thắt chặt chính sách của Fed.
Một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế do Reuters tổ chức đưa ra kết quả dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 0,25-0,50% trong quý III năm sau. Mặc dù vậy, hầu hết các chuyên gia đều nhận thấy nguy cơ tăng lãi suất thậm chí còn xảy đến sớm hơn.
Mặt khác, vào đầu ngày, Bộ Lao động Mỹ báo cáo, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước giảm 43.000 người, xuống còn 184.000 người trong, thấp hơn so với dự báo 211.000 người từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones và là mức thấp nhất trong hơn 52 năm.
Các cổ phiếu liên quan đến du lịch, dẫn đầu đà tăng trong tuần này quay đầu trong phiên đêm qua. Cổ phiếu Carnival và Norwegian Cruise Line đều giảm 1.6%. Cổ phiếu United Airlines giảm 1,7%. Cổ phiếu Expedia và Booking Holdings lần lượt giảm 1,5% và 1,7%.
Cổ phiếu công nghệ kéo Nasdaq giảm mạnh. Cổ phiếu Meta giảm 2,87%, cổ phiếu Microsoft giảm 0,56%, cổ phiếu Alphabet giảm 0,37%, cổ phiếu Apple giảm 0,3%.
Cả 3 chỉ số chính trên phố Wall đóng cửa sắc đỏ. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngoài giờ, trong khi S&P Futures, Nasdaq Futures đang tăng tích cực thì Dow Futures lại có dấu hiệu lao dốc.
Kết thúc phiên 9/12, chỉ số Dow Jones giảm 0.06 điểm (-0,00%), xuống 35.754.69 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 33,76 điểm (-0,72%), xuống 4.667,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 269,62 điểm (-1,71%), xuống 15.517,37 điểm.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục giảm điểm trong phiên ngày thứ Năm, chịu áp lực bởi những lo về dịch bệnh trong khi giá dầu giảm đè nặng lên cổ phiếu năng lượng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ Năm cảnh báo đại dịch có thể gây tốn kém hơn nhiều so với ước tính khiến thị trường vẫn chưa thể lạc quan sau khi các nhà sản xuất vắc xin Pfizer và BioNTech cho biết ba mũi vắc-xin của họ có hiệu quả chống lại Omicron.
Kết thúc phiên 9/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 15,79 điểm (-0,2%), xuống 7.321,26 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 47,83 điểm (-0,30%), xuống 15.639,26 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 6,34 điểm (-0,09%), xuống 7.008,23 điểm.
Tại châu Á, Chứng khoán Nhật Bản giảm khi các nhà đầu tư thận trọng trước cuộc họp của các ngân hàng trung ương quan trọng vào tuần tới.
Chứng khoán Trung Quốc tăng phiên thứ ba liên tiếp khi chỉ số FGP tháng 11 tăng chậm lại khiến các nhà đầu tư hy vọng rằng chính phủ có động thái để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chứng khoán Hồng Kông cũng tăng phiên thứ ba liên tiếp theo chân thị trường Đại lục.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng trước thông tin vắc-xin của Pfizer và BioNTech có thể chống lại biến chủng Omicron.
Kết thúc phiên 9/12, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 135,15 điểm (-0,47%), xuống 28.725,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 35,47 điểm (+0,98%), lên 3.673,04 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 257,99 điểm (+1,08%), lên 24.254,86 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 27,77 điểm (+0,93%), lên 3.029,57 điểm.
Giá vàng đêm qua tiếp tục đi xuống trong bối cảnh USD tăng giá so với nhiều đồng tiền khác, nhà đầu tư chờ đợi Mỹ công bố dữ liệu liên quan đến lạm phát.
Kết thúc phiên 9/12, giá vàng giao ngay giảm 7,80 USD (-0,44%), xuống 1.775,60 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 1 giảm 8,80 USD (-0,49%), xuống 1.775,70 USD/ounce.
Giá dầu giảm vào thứ Năm trong bối cảnh chính phủ các nước gắt gao thực hiện các biện pháp để chống lại biến chủng Omicron.
Hôm 8/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson ban hành lệnh áp đặt các hạn chế cứng rắn hơn ở Anh, khuyến nghị người dân làm việc tại nhà nếu, đeo khẩu trang ở những nơi công cộng và xuất trình thẻ vắc-xin Covid-19 để vào các sự kiện và địa điểm nhất định.
Đan Mạch cũng lên kế hoạch hạn chế mới, bao gồm đóng cửa các nhà hàng, quán bar và trường học, trong khi Trung Quốc đã tạm dừng các chuyến du lịch theo nhóm từ Quảng Đông.
Hàn Quốc đã ghi nhận các ca nhiễm trùng kỷ lục trong khi các ca vẫn tăng ở Singapore và Úc.
Kết thúc phiên 9/12, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI giảm 1,42 USD (-2%), xuống 73,34 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,40 USD (-1,9%), xuống 70,94 USD/thùng.
Tác giả: Quỳnh Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy