Dòng sự kiện:
Cảnh báo: Nghiện game, mạng xã hội dẫn đến mắc bệnh tâm thần
27/12/2017 07:40:48
Không còn là một thói quen, tình trạng vào mạng xã hội và chơi game online nhiều tới mức nghiện đã và đang gây ra rất nhiều hậu quả, điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần.

Cảnh báo từ WHO

Dân việt đưa tin, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ bổ sung vào bảng danh sách phân loại quốc tế về bệnh tật mới (ICD-11) từ năm 2018.

ICD-11 là bản cập nhật mới nhất từ WHO kể từ khi ICD-10 được công bố cách đây khoảng 18 năm. Với sự xuất hiện của danh mục rối loạn chơi game, WHO thừa nhận đây là một dạng bệnh lý tâm thần, mà theo WHO cho biết những người mắc bệnh này là những người nghiện game, xem game hơn tất cả mọi thứ trong cuộc sống.

Nghiện game có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chơi

Thậm chí, WHO cho biết khi người dùng mắc bệnh này, họ vẫn tiếp tục chơi game nhiều hơn bất chấp các hậu quả tiêu cực đã xảy ra trước đó. Bên cạnh đó, khả năng kiểm soát hành vi của những người mắc bệnh cũng bị suy giảm.

WHO cho rằng, với những người nằm trong diện nghi mắc bệnh này cần phải được theo dõi và chẩn đoán trong vòng 1 năm. Trong trường hợp dấu hiệu nghiêm trọng hơn, thời gian phải kéo dài hơn.

Theo ước tính có khoảng 2-20% tỉ lệ người chơi game đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. WHO cho rằng hành vi nghiện game được cho là nghiêm trọng hơn so với nghiện smartphone hoặc internet, bởi đa số game hiện nay đều được phát triển xung quanh vấn đề bạo lực với những cảnh máu me, súng ống và chém giết lẫn nhau.

Được biết WHO không phải là tổ chức đầu tiên liệt nghiện game vào danh sách gây ra bệnh lý tâm thần, bởi trước đó Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) cũng làm điều tương tự.

Giới trẻ thế giới và tình trạng nghiện mạng xã hội

Theo Tri thức trẻ, tại Mỹ, khảo sát mới của Hiệp hội Tâm lý Mỹ cũng đã chỉ ra rằng có đến 86% người trưởng thành ở nước này cho biết họ liên tục kiểm tra email, tin nhắn và mạng xã hội.

Bác sĩ Mubarak Rahamathulla (chuyên gia về Internet và sức khỏe tâm thần ở Trường ĐH Flinders - Úc) cũng đã khuyến cáo rằng những người sử dụng Internet thường xuyên, nhất là người nghiện Internet thường dễ có xu hướng lệch lạc hành vi. Đặc biệt, các mối quan hệ trên thế giới ảo của họ thường có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

The Royal Society of Public Health and the Young Health Movement (Anh) đã thực hiện một cuộc khảo sát với gần 1.500 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 14 - 24 về tác hại của các trang mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần người trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy rằng các mạng xã hội mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho giới trẻ như chứng lo âu, trầm cảm, ít giao tiếp, mất ngủ, cảm thấy cô đơn...

Trong khi đó, thống kê tại các thanh thiếu niên ở một số trường tư thục Anh đã cho thấy có tới 2/3 người được khảo sát tỏ ra mệt mỏi vì sử dụng mạng xã hội thường xuyên.

The Royal Society of Public Health and the Young Health Movement (Anh) đã thực hiện một cuộc khảo sát với gần 1.500 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 14 - 24 về tác hại của các trang mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần người trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy rằng các mạng xã hội mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho giới trẻ như chứng lo âu, trầm cảm, ít giao tiếp, mất ngủ, cảm thấy cô đơn...

Có thể nói, nghiện mạng xã hội, nghiện chơi game online đã và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến mặt tinh thần, tâm lý của người dùng, đặc biệt là giới trẻ ở rất nhiều nước trên thế giới.

Giáo sư Sir Simon Wessely, Chủ tịch Trường Cao đẳng Tâm lý học Hoàng Gia (Anh) cũng cho rằng mạng xã hội gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người trẻ và đây chính là một trong các nguyên nhân khiến người trẻ cảm thấy không hạnh phúc.

Mặc dù chính giáo sư cũng nói rằng mạng xã hội vẫn có những ảnh hưởng tích cực, nhưng trên thực tế, không cân nhắc và tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội sẽ gây ra nhiều vấn đề về tâm lý, tinh thần và sức khoẻ khi chúng ta rơi vào trạng thái "nghiện". Điều quan trọng là sử dụng mạng xã hội như thế nào để tránh bị gây hại.

Linh Nhi (t/h)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến