Dòng sự kiện:
Cấp đổi Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng liên doanh Việt – Nga
21/09/2018 14:21:01
Ngân hàng liên doanh Việt – Nga đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Giấy phép số 88/GP-NHNN về việc cấp đổi Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh.

Theo đó, NHNN cấp đổi Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh số 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 Ngân hàng liên doanh Việt – Nga như sau:

Tên ngân hàng: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng liên doanh Việt – Nga; Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietnam – Russia Joint Venture Bank; Tên giao dịch: Ngân hàng Việt - Nga (Vietnam – Russia); Tên viết tắt: VRB; Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 1, tầng 2, Tòa nhà số 1, Phố Yết Kiêu, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh Việt – Nga là 168.500.000 USD, trong đó: Bên Việt Nam: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam góp 84.250.000 USD; Bên nước ngoài: (Liên Bang Nga): Ngân hàng JSC VNESHTORGBANK góp 84.250.000 USD với thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày 30/10/2006.

Ảnh minh hoạ

Ngân hàng liên doanh Việt – Nga được thực hiện các hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật và của NHNN, gồm các hoạt động sau:

  1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

  2. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau: Cho vay, chiết khấu, tái thiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong nước.

  3. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

  4. Cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước: Cung ứng phương tiện thanh toán; Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.

  5. Mở tài khoản: Mở tài khoản tại NHNN, mở tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.

  6. Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.

  7. Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.

  8. Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.

  9. Tham gia đấu thầu, mua, bán tín phiếu Kho bạc, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

  10. Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

  11. Dịch vụ môi giới tiền tệ.

  12. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật các TCTD, Luật Chứng khoán, quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN.

  13. Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN và hướng dẫn của NHNN.

  14. Vay, cho vay, gửi, nhận gửi vốn của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN.

  15. Góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN.

  16. Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN.

  17. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế trong phạm vi do NHNN quy định.

  18. Đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ

  19. Mua nợ.

  20. Tham gia hệ thống thanh toán KFT của Ngân hàng Ngoại thương Nga.

Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng liên doanh Việt – Nga phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh số 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 kèm các văn bản chấp thuận có liên quan việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép.

Khánh Linh

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến