Do đó, đã đến lúc không thể nương tay với các trường hợp này.
Việc doanh nghiệp trốn lên sàn "tạo đất" cho nhiều hoạt động không minh bạch
“Lợi cho doanh nghiệp, hại cho nhà đầu tư”
Đây là quan ngại của ông Trần Tiến Dũng, nhà đầu tư chứng khoán lâu năm trước thực tế nhiều doanh nghiệp tiếp tục chậm trễ đưa cổ phiếu lên sàn. Ông cho rằng, doanh nghiệp chây ì lên sàn thêm ngày nào, thì ngày đó còn mang lại những lợi ích cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đương nhiên, điều này tạo ra nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Dẫn ví dụ minh chứng cho quan ngại trên, ông Dũng cho biết, một doanh nghiệp ngành dệt may cổ phần hóa cách đây hơn 10 năm, nhưng đến nay vẫn chưa đưa cổ phiếu lên sàn. Trong chừng đó thời gian, diễn ra nhiều hoạt động mua bán cổ phiếu lòng vòng, bất minh của ban lãnh đạo doanh nghiệp, gây bức xúc cho các cổ đông. Chưa kể, việc doanh nghiệp “trốn” lên sàn còn “tạo đất” cho nhiều hoạt động không minh bạch khác, tạo hệ lụy tiêu cực cho cả nhà đầu tư lẫn cổ đông nhà nước.
“Bình thường, ngay cả tại những doanh nghiệp trên sàn thì quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ vẫn còn bị xâm phạm không ít. Vậy nên, với những doanh nghiệp ngoài sàn, quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ càng bị xâm phạm nhiều, nhưng nhà đầu tư chẳng biết kêu ai”, ông Dũng chia sẻ.
Cùng góc nhìn trên, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) dẫn ra một ví dụ để chỉ rõ những tác hại của việc doanh nghiệp chậm lên sàn và những mặt lợi mang lại cho nhiều bên sau khi doanh nghiệp lên sàn. Theo đó, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB - HOSE) 8 năm sau cổ phần hóa không lên sàn, gây bức xúc cho nhà đầu tư.
Trước thời điểm SAB lên sàn, có nhiều chuyện không minh bạch, trong đó điển hình là tình trạng bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo là “con ông cháu cha”. Điều này tác động tiêu cực đến chất lượng quản trị, tính minh bạch của doanh nghiệp, cũng như câu chuyện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông. Vì sự mù mờ trong hoạt động, nên giá trị của doanh nghiệp khiến nhà đầu tư khó nhận diện chuẩn xác.
Tuy nhiên, những “điểm đen” này đã bị đẩy lùi khi doanh nghiệp lên sàn HOSE vào năm 2016, nhờ đó góp phần gia tăng tính minh bạch, giá trị của doanh nghiệp, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước mua bán cổ phiếu. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho thương vụ thoái vốn tại SAB thành công, thu về cho Nhà nước 5 tỷ USD trong năm trước. Quan trọng hơn, triển vọng phát triển của SAB thêm rộng mở sau khi ông chủ ngoại xuất hiện.
Tăng lượng phải đi đôi với chất
Nhiều doanh nghiệp chậm lên sàn, theo góc nhìn của nhà đầu tư, có lỗi của cả doanh nghiệp và nhà quản lý. Với quy định pháp lý đã có và quyền lực trong tay, tại sao Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) chưa quyết liệt trong xử lý các doanh nghiệp vi phạm?
“Không thể trông chờ doanh nghiệp nhanh chóng đưa cổ phiếu lên sàn, vì họ càng trì hoãn lên sàn được ngày nào, thì càng mang lại lợi ích cho ban lãnh đạo công ty. Do đó, phải có bàn tay xử lý của cơ quan quản lý. Cần lưu ý là khi doanh nghiệp bị xử phạt, cơ quan quản lý cần truy trách nhiệm cá nhân, không thể sử dụng tiền của doanh nghiệp cũng là tiền của cổ đông để nộp phạt”, ông Dũng đề xuất.
Theo đại diện VAFI, để chấn chỉnh tình trạng doanh nghiệp chây ì lên sàn, việc cần làm đầu tiên là Bộ Tài chính, UBCK khẩn trương rà soát và công khai chi tiết danh tính các doanh nghiệp đã đủ điều kiện niêm yết, đăng ký giao dịch, nhưng đến nay chưa tuân thủ. Cùng với đó là tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra để xác minh rõ ràng sai phạm của doanh nghiệp, trên cơ sở đó áp dụng chế tài xử phạt mạnh tay.
Cùng với việc tăng cường áp dụng các chế tài để thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn, một điều nhà đầu tư trông đợi là các cơ quan quản lý cần tăng cường các biện pháp để kiểm soát chặt chất lượng cổ phiếu trước khi đưa lên sàn.
“Sở dĩ phải lưu ý điều này vì thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp trước khi lên sàn kém minh bạch, nếu thiếu các bộ lọc thì dễ đưa ra thị trường những cổ phiếu kém chất lượng, tác động tiêu cực đến thị trường, đến niềm tin của nhà đầu tư”, ông Hải cảnh báo.
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy