Định hướng dòng tiền kích cầu
Cụ thể, gói kích cầu đầu tư 2008-2009, Việt Nam đã dành ra 122 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,9 tỷ USD và chỉ riêng năm 2009, trong số 122 nghìn tỷ chúng ta đã thực hiện giải ngân 106 nghìn tỷ, tương đương 5,6% GDP lúc đó.
Khi đó, gói kích cầu mặc dù đã giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng nhưng nó cũng tạo ra những hệ lụy to lớn cho sự phát triển bền vững khi chính sách tuy đúng đắn nhưng việc thực hiện thiếu đồng bộ, thiếu giám sát dẫn đến thất thoát, tiêu cực, thậm chí phản tác dụng.
Nguyên nhân chính của những hệ lụy phát sinh được chỉ ra sau đó là do thiếu một cơ chế kiểm soát tốt trong quá trình triển khai chính sách, thiếu sự phối hợp trao đổi giữa khu vực doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp và các cơ quan, chủ thể thực thi chính sách kích cầu nên khi thực hiện hỗ trợ quy mô lớn, dòng tiền không chảy vào sản xuất mà chảy vào chứng khoán, đầu cơ bất động sản, vàng… khiến lạm phát tăng cao gây bất ổn nền kinh tế vỹ mô và kìm hãm sự phục hồi kinh tế.
Những kiến nghị của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam càng trở nên đáng quan tâm khi việc hấp thụ vốn vào nền kinh tế đang có vấn đề. PGS.TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội phân tích, từ đầu năm 2021 đến nay, công tác giải ngân vốn đầu tư công kể từ đầu năm đến nay mới chỉ đạt hơn 70%, trong khi tăng trưởng vốn tín dụng cũng chỉ khoảng trên 10% cho thấy sức hấp thụ vốn vào nền kinh tế là thấp và chậm.
Do đó, nếu sắp tới gói kích cầu được bơm ra cũng sẽ không loại trừ nguy cơ dòng tiền sẽ tìm đến những kênh đầu cơ, làm giá bất động sản tăng lên, giá chứng khoán tăng lên.
Giám sát từ sớm, từ xa
Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng chứng khoán vừa qua đã thể hiện phần nào hướng đi của dòng tiền xã hội. Bên cạnh đó, những cơn sốt nónggiá đất, nhất là đất nền tại nhiều địa phương vừa qua cũng cho điều tương tự.
Theo nhận định của chuyên gia, trong ngắn hạn, hiện tượng này có thể giúp cho một số doanh nghiệp, nhà đầu tư được hưởng lợi nhưng xét về lâu dài, tác động với cả nền kinh tế và các doanh nghiệp nói chung cũng như các nhà đầu tư nói riêng là không mấy tích cực.
Mới đây, nhận định về tác động của gói kích cầu đang được bàn thảo tới nền kinh tế, ông Nguyễn Thành Phong - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã cho rằng, không nên giải ngân quá ồ ạt có thể gây áp lực lên lạm phát và bong bóng tài sản tài chính và BĐS.
“Trên thực tế, mô hình giám sát chính sách “từ xa, từ sớm’” của Quốc hội đã và đang được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Scotland với số lượng chính sách được áp dụng cơ chế song kiểm này ngày càng tăng vì hiệu quả thực tiễn của nó đã được chứng minh”, ông Đặng Hồng Anh khuyến nghị.
Tác giả: Lê Sáng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy