Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2016, Nguyễn Trí Nguyện bắt đầu làm “cò lúa”, thu mua lúa của người dân trên địa bàn huyện Long Mỹ, sau đó bán lại cho các thương lái để kiếm lời.
Đến năm 2018, do gặp khó khăn trong việc kinh doanh, bị nợ tiền của nhiều người nhưng không còn khả năng thanh toán, Nguyện nảy sinh ý định thực hiện hành vi đưa ra thông tin gian dối thỏa thuận giao kết hợp đồng mua bán lúa với các bị hại.
Quang cảnh phiên tòa xét xử "cò lúa" Nguyễn Trí Nguyện.
Để tạo lòng tin, Nguyện lập danh sách và ký khống tên của các hộ dân bán lúa rồi đưa cho các thương lái, đồng thời dẫn họ đi thực địa xem cánh đồng lúa đã canh tác được hơn 1 tháng. Nguyện nói dối là đã thỏa thuận mua lúa xong với người dân ở đây, nhưng thực tế là Nguyện chưa mua.
Sau khi nhận tiền cọc, Nguyện không thu mua lúa để giao như thỏa thuận. Tổng cộng, Nguyện chiếm đoạt tiền đặt cọc mua lúa của 12 bị hại với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt được, Nguyện trả nợ và tiêu xài cá nhân.
Tác giả: Cảnh Kỳ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy