Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Trong tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến rất tích cực. VN-Index chỉ chịu áp lực khá nhẹ trong 3 phiên giao dịch đầu tháng, tuy nhiên đã xác nhận thoát khỏi trạng thái đi ngang, chinh phục thành công mốc kháng cự tại thời điểm đó, là mốc 1.360 điểm.
Đà tăng được củng cố và được đẩy mạnh từ tuần cuối tháng 10. VN-Index chính thức vượt mốc kháng cự tâm lý 1.400 điểm và đóng cửa phiên cuối tháng tại mốc 1.444,27 điểm, tăng 102,21 điểm tương ứng 7,6% so với mức đóng cửa cuối tháng 9 và thiết lập đỉnh lịch sử mới.
Đây là mức tăng tốt nhất của chỉ số đại diện thị trường chung sau 5 tháng gần như đi ngang, với sự đồng thuận thể hiện qua sự đi lên của tất cả các chỉ số. Trong đó, nhóm vốn hóa thấp vẫn cho tăng trưởng tốt nhất, tương ứng 16,5% trên chỉ số nhóm vốn hóa nhỏ, sau đó là nhóm vốn hóa trung bình và nhóm VN30 với mức tăng tương ứng 9,5% và 5,4%.
Mặc dù chỉ số VN30 vẫn tăng trưởng chậm hơn thị trường chung, tuy nhiên phần nào đã lấy lại được động lực khi tăng trưởng trong tháng 10 là mức tăng trưởng cao nhất của chỉ số trong 5 tháng gần đây.
Bước sang tháng 11, dưới góc nhìn kỹ thuật, SSI nhận định thị trường có những tín hiệu thận trọng nhất định trong ngắn hạn. Sau khi chinh phục cạnh trên của mẫu hình Tam giác (hình thành từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9), chỉ số VNIndex đã liên tiếp hình thành các mức đỉnh lịch sử mới.
Kết thúc phiên ngày 05/11, chỉ số đóng cửa tại ngưỡng 1.456,51 điểm, tạm thời lấy lại trạng thái cân bằng sau một vài phiên điều chỉnh trước đó với khối lượng than khoản kỷ lục. Dựa trên mẫu hình Elliot, chỉ số VN-Index đang vận động trong sóng 5 tăng giá (sóng 1 được hình thành từ tháng 8/2020). Trong giai đoạn này, chỉ số nhiều khả năng đối diện với sự rung lắc và điều chỉnh ngắn hạn do cung chốt lời giá cao.
Theo đó, SSI dự báo chỉ số VN-Index có thể dao động trong biên độ 1.400-1.480 điểm trong thời gian còn lại của tháng 11. Với các giao dịch ngắn hạn, SSI khuyến khích nhà đầu tư cân nhắc hạ tỷ trọng tại vùng cận trên 1.480 điểm và gia tăng tỷ trọng trở lại khi chỉ số VN-Index lùi về gần khu vực 1.400 điểm cùng với các tín hiệu tiết cung để quản trị tốt rủi ro và đạt lợi nhuận kỳ vọng.
Về vĩ mô, SSI cho rằng, trọng tâm chính của tháng 11 là cuộc họp Quốc hội khóa XV. Trong đó, tâm điểm chú ý là kế hoạch kinh tế - tài khóa năm 2022 và kế hoạch phục hồi kinh tế trong giai đoạn 2022-2023.
Hiện tại, triển vọng kinh tế trong các tháng còn lại của năm và năm 2022 đã có phần khả quan hơn, nhưng vẫn cần đợi dữ liệu tháng 11 để đánh giá đầy đủ xem mô hình phục hồi chữ V có được duy trì hay không.
Tỷ lệ tiêm chủng sẽ là yếu tố then chốt cho việc mở cửa trở lại các ngành dịch vụ. Hiện nay Chính phủ đang thực hiện tương đối tốt với tốc độ khoảng 1 triệu liều mỗi ngày. Việt Nam có thể sẽ đạt tỷ lệ tiêm chủng 2 mũi cho 70% dân số vào quý I/2022.
Do vậy, SSI duy trì dự báo tăng trưởng GDP quý IV/2021 vào khoảng 3,0 - 4,0% theo năm và tăng trưởng GDP cả năm vào khoảng 2,5% - 3,0%. GDP trong năm 2022 được dự báo sẽ hồi phục về mức 6,8%.
Tác giả: Thủy Nguyễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy