Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN)
Chính phủ Indonesia đã nhận được lộ trình về việc nước này gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong cuộc họp cấp bộ trưởng của tổ chức này tại Paris của Pháp ngày 2-3/5.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto, người đại diện cho chính phủ tại cuộc họp, cho biết việc bàn giao lộ trình là bước tiếp theo sau quá trình gia nhập OECD của Indonesia.
Trong một tuyên bố tại Jakarta, Bộ Điều phối Kinh tế nêu rõ: “Vì OECD đại diện cho 80% thương mại và đầu tư của thế giới, nên tư cách thành viên và tiêu chuẩn trong tổ chức này rất quan trọng để đảm bảo một nền kinh tế toàn cầu bao trùm và bền vững.”
Theo Bộ trưởng Airlangga Hartarto, bằng cách trở thành thành viên OECD, Indonesia sẽ có thể tăng cường cam kết trong Hiến pháp của mình trong việc tham gia vào trật tự toàn cầu nhằm thúc đẩy tự do và công bằng xã hội.
Việc Indonesia gia nhập OECD là phù hợp với nỗ lực của nước này nhằm tăng cường hợp tác với tất cả các thành viên của tổ chức nhằm xây dựng các chính sách tốt hơn cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Indonesia là Đối tác Chiến lược của tổ chức này từ năm 2007.
Trong Hội nghị Bộ trưởng OECD từ ngày 2-3/5, Bộ trưởng Airlangga Hartarto đã chuyển lời cảm ơn của Indonesia tới Tổng thư ký OECD Mathias Cormann vì sự hỗ trợ của ông đối với quá trình gia nhập của nước này.
Tổng thư ký Cormann bày tỏ tin tưởng rằng tư cách thành viên OECD của Indonesia sẽ nâng cao giá trị chiến lược của tổ chức này, vì Indonesia là một trong những nền kinh tế lớn nhất và là đại diện duy nhất của Đông Nam Á trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Indonesia đã nỗ lực trở thành thành viên đầy đủ của OECD vào tháng 7/2023. Tháng Hai vừa qua, Bộ trưởng Hartarto thông báo rằng Hội đồng OECD đã đồng ý mở cuộc thảo luận về việc gia nhập của Indonesia.
Indonesia là một trong bảy quốc gia đang mong muốn gia nhập OECD. Các quốc gia khác là Argentina, Brazil, Bulgaria, Croatia, Peru và Romania./.
Tác giả: Đỗ Quyên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy