Dự án Bột Giấy Phương Nam là một trong 12 dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương
Ứng vốn trả nợ khoảng 97 triệu USD
Theo báo cáo đánh giá tình hình nợ công năm 2018 của Chính phủ gửi Quốc hội mới đây, trong năm 2018, Quỹ Tích lũy trả nợ vẫn phải ứng vốn trả nợ cho Tổng công ty Giấy Việt Nam với số tiền 7,61 triệu EUR (tương đương 8,13 triệu USD), nâng tổng trị giá ứng trả lên 82,6 triệu EUR (tương đương khoảng 97 triệu USD).
Báo cáo cho biết, đến hết năm 2018, Bộ Công Thương và Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn chưa thể xử lý xong tài sản dự án Nhà máy Giấy Phương Nam để thu hồi cho Quỹ Tích lũy trả nợ.
Theo cập nhật mới nhất từ báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội phục vụ Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phối hợp cùng với Đơn vị tư vấn định giá lại Dự án ngoài Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam hoàn thành công tác định giá lại Dự án và đã trình Bộ Công Thương phê duyệt kết quả để tiếp tục xây dựng phương án và tổ chức triển khai bán đấu giá Dự án theo quy định, dự kiến trong quý II/2019.
Đánh giá của Bộ Công Thương cho biết, việc triển khai bán đấu giá Nhà máy bột giấy Phương Nam không thành công do việc định giá bán nhà máy chưa phù hợp, vì vậy chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư tham gia đấu giá và vướng mắc về việc chưa có cơ sở pháp lý điều chỉnh giảm giá khởi điểm để tiếp tục triển khai bán đấu giá Dự án trong trường hợp bán đấu giá lần đầu không thành công.
Dự án Nhà máy Giấy Phương Nam cũng là một trong 5 dự án được đánh giá là có những vấn đề phức tạp và Bộ Công an đang làm và đã có Báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục tổ chức trinh sát, nắm tình hình, điều tra, xác minh thu thập tài liệu để làm rõ các sai phạm (nếu có) tại dự án.
Trước đó, trong năm 2018, Tổng công ty Giấy Việt Nam từng cho biết, đã có nhà đầu tư quan tâm mua dự án Bột giấy Phương Nam nhưng hồ sơ đấu giá được phê duyệt đã hết hiệu lực pháp luật.
Do đó, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đề xuất “cần thiết phải ban hành cơ chế đặc thù tương tự cơ chế tại Nghị định số 61 về xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng để bán đấu giá tài sản của dự án”.
Đây không phải lần đầu tiên, phương án này được đề cập đến, trước đó, hồi tháng 2/2018, Bộ Công Thương từng ban hành công văn báo cáo Thủ tướng về việc triển khai bán đấu giá dự án, đề nghị Thủ tướng ban hành Nghị quyết cơ chế đặc thù tương tự cơ chế tại Nghị định 61 về bán đấu giá tài sản dự án theo phương thức khi đấu giá không thành công cho phép giảm giá khởi điểm 10% để tiếp tục đấu giá, số lần giảm tối đa không quá 2 lần.
Trường hợp sau 2 lần giảm giá mà việc tổ chức bán đấu giá vẫn không thành công đề nghị cho phép Tổng công ty tổ chức định giá từng phần của dự án để tiếp tục tổ chức bán đấu giá dự án, báo cáo Chính phủ.
Tháng 8/2017, Bộ Công Thương đã từng đề nghị cho phép giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành công liền trước đó đối với dự án Bột giấy Phương Nam, thời gian mỗi lần giảm giá không quá 30 ngày và không giới hạn số lần giảm giá cho tới khi đấu giá thành công.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, đề xuất của Bộ Công Thương cho phép Tổng công ty Giấy Việt Nam giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành công liền trước đó đối với dự án Bột giấy Phương Nam, thời gian mỗi lần giảm giá không quá 30 ngày và không giới hạn số lần giảm giá cho tới khi đấu giá thành công là chưa phù hợp với Luật Đấu giá số 01/2016/QH14.
Bộ Tài chính cũng đề nghị xây dựng quy chế cuộc đấu giá bao gồm hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phù hợp với Luật Đấu giá tài sản, đảm bảo lợi ích của Tổng công ty và Nhà nước.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp cũng có ý kiến “trường hợp bán đấu giá tài sản và hàng hoá tồn kho của dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam thực hiện theo Nghị định số 91 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 61 của Chính phủ”.
Giá khởi điểm của dự án được phê duyệt là 1.885,412 tỷ đồng, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tiến hành tổ chức bán đấu giá lần 1 từ ngày 12/6/2017 đến ngày 14/7/2017; Từ ngày 20/7/2017 đến ngày 9/8/2017 (gia hạn 15 ngày); từ ngày 23/8/2017 đến ngày 22/9/2017 (gia hạn thêm 30 ngày). Việc tổ chức đấu giá đã không thành công do không có nhà đầu tư nào tham gia đấu giá.
Trong một báo cáo trước đó, Bộ Công Thương từng cho biết, số liệu quyết toán dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đã được kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh tại thời điểm 31/12/2015 tổng nguồn vốn là 2.703 tỷ đồng. Trong đó đáng lưu ý, khoản nợ dài hạn lên đến 2.426 tỷ đồng, nợ ngắn hạn 225,8 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn 107,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại báo cáo này, Bộ Công Thương chưa phản ánh được nguồn vốn thực tế đã giải ngân tính đến thời điểm 31/12/2015 lên đến 2.759 tỷ đồng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy