Tin liên quan
Ảnh minh họa
Tăng 8% lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, công chức
Theo Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ ngày 1/9/2016, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ xã, phường, thị trấn bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong thời gian từ ngày 1/1/2015 đến trước ngày 1/5/2016 được tăng thêm 8%.
Đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 1/1/1995, đang hưởng lương hưu trước ngày 1/1/2016 hoặc bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 - 31/12/2016, nếu mức lương hưu sau khi đã được điều chỉnh thêm 8% mà vẫn thấp hơn 1,15 triệu đồng thì được điều chỉnh bằng 1,15 triệu đồng/tháng, áp dụng cho khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 - 30/4/2016.
Nếu thấp hơn 1,21 triệu đồng thì được điều chỉnh bằng 1,21 triệu đồng/tháng, áp dụng cho khoảng thời gian từ ngày 1/5/2016 trở đi.
Công chức quản lý thị trường không được sách nhiễu, đòi tiền
Theo Pháp lệnh Quản lý thị trường số 11/2016/UBTVQH13 , công chức quản lý thị trường không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.
Cũng theo Pháp lệnh này, công chức quản lý thị trường đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và không trong thời gian bị kỷ luật sẽ được cấp thẻ kiểm tra thị trường; thẻ có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày được cấp.
Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ mà chưa có quyết định xử lý; tham mưu, ban hành quyết định trái pháp luật; đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo; bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam…, công chức sẽ bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường.
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/09/20/16
Quảng cáo hóa chất y tế không có Giấy xác nhận bị phạt đến 20 triệu đồng
Từ ngày 15/09/2016, quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng không có Giấy xác nhận quảng cáo do Bộ Y tế cấp sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng; trường hợp quảng cáo không đúng theo Giấy xác nhận quảng cáo, phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng. Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 115/2016/NĐ-CP của Chính phú, có hiệu lực từ ngày 15/09/2016.
Một nội dung mới đáng chú ý khác là quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công và kinh doanh phân bón. Cụ thể, mức phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi xếp phân bón lẫn với các loại hàng hóa khác hoặc không xếp phân bón lên kệ mà để tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, mặt đất tại địa điểm kinh doanh.
Đặc biệt, sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón vượt mức yếu tố hạn chế theo quy định đối với phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học… sẽ bị phạt tiền từ 60 - 70 triệu đồng.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thời hạn 5 năm
Thông tư 17/2016/TT-BXD, Bộ Xây dựng quy định có hiệu lực từ ngày 1/9/2016, quy định: Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực như: Khảo sát xây dựng; Thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng; Kiểm định xây dựng; Định giá xây dựng phải có Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cá nhân phải đáp ứng điều kiện về trình độ chuyên môn, thời gian kinh nghiệm và phải trải qua sát hạch cấp chứng chỉ theo hình thức thi trắc nghiệm.
Trong đó, thời hạn hành nghề tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng là 5 năm; khi hết thời hạn, cá nhân có nhu cầu hoạt động xây dựng làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Đối với chứng chỉ hành nghề đã được cấp trước ngày 1/9/2016, được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn; trường hợp không ghi thời hạn hiệu lực, được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/6/2018.
Người giám sát hoạt động đấu thầu phải có từ 3 năm kinh nghiệm
Cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực đấu thầu thuộc các tổ chức như: Cơ quan quản lý về đấu thầu; Bên mời thầu; Tổ chuyên gia; Cơ quan, đơn vị thẩm định.
Ngoài ra, cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu còn phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Tương tự đối với thành viên đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu, phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm… Riêng trưởng đoàn phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực đấu thầu.
Trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người đứng đầu cơ quan kiểm tra bổ sung các chuyên gia vào tham gia đoàn kiểm tra; các chuyên gia này không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.
Thời hiệu khiếu nại kiểm toán là 30 ngày
Ngày 28/07/2016, Kiểm toán Nhà nước đã ra Quyết định 03/2016/QĐ-KTNN ban hành Quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán.
Theo đó, thời hiệu khiếu nại kiểm toán là 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán; trường hợp đơn vị được kiểm toán không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì lý do khách quan thì thời gian có lý do khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 65 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2016.
Bổ sung đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 bổ sung đối tượng chịu thuế mới, đó là: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Quy định hiện hành thì đối tượng chịu thuế chỉ gồm: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 và bãi bỏ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.
Hỗ trợ 15kg gạo/tháng cho học sinh đặc biệt khó khăn
Từ ngày 1/9, Nghị định 116 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có hiệu lực.
Theo đó, mức hỗ trợ mới đối với các đối tượng được hưởng chính sách nêu trên như sau:
Hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở/tháng/học sinh, tiền nhà bằng 10% mức lương cơ sở/tháng/học sinh nếu phải tự túc chỗ ở và 15kg gạo/tháng/học sinh (các mức hỗ trợ không quá 9 tháng/năm/học sinh).
Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/1 tháng/30 học sinh.
P.V (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy