Mức khống chế chi phí lãi vay 30% áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 (Ảnh: Internet)
Nghị định sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP theo hướng quy định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với DN có giao dịch liên kết không vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng với lãi vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, khi xác định tổng chi phí lãi vay trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn 30%. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Việc khống chế chi phí lãi vay không vượt quá 30% không áp dụng đối với khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các DN vay lại; các khoản vay chương trình mục tiêu quốc gia; các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước.
Cũng theo Nghị định 68, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2017 và năm 2018 để xác định chi phí lãi vay, số thuế TNDN phải nộp tương ứng và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 1/1/2021.
Cơ quan quản lý thuế trực tiếp có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp sau khi khai bổ sung, số thuế TNDN giảm thì người nộp thuế sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế TNDN trong năm 2020. Trường hợp số thuế TNDN năm 2020 không đủ bù trừ hết, thì phần còn lại được bù trừ vào thuế TNDN phải nộp trong các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
Trường hợp cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp.
Căn cứ vào đề nghị của người nộp thuế và các hồ sơ, tài liệu có liên quan, cơ quan thuế xác định lại số thuế phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ phần chênh lệch theo quy định.
Nghị định 68 cũng quy định, việc xác định lại số thuế phải nộp được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, không thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở người nộp thuế; không điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra năm 2017 và 2018.
Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 24/6. Mức khống chế chi phí lãi vay 30% áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy