Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia cho biết, từ đầu tháng Việt Nam chính thức sử dụng vắc xin sởi-rubella (MR) sản xuất tại các điểm tiêm chủng mở rộng toàn quốc, cho trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi. Đến nay, đã có 19 tỉnh, thành triển khai; 50.000 trẻ đã được tiêm và chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng nào.
Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh chủ động.
Trước đó, vào tháng 3/2018, vắc xin này đã được tiêm thí điểm tại 4 tỉnh, thành cho hơn 7.000 trẻ. Kết quả cho thấy tính an toàn tương tự như vắc xin sởi -rubella do Ấn Độ sản xuất đã sử dụng trong giai đoạn 2014 - 2016.
Về diễn biến dịch sởi, từ đầu năm 2018 đến nay cả nước ghi nhận 141 trường hợp dương tính với sởi (432 trường hợp phát ban nghi sởi). Trong đó, có 54 trường hợp (38,3%) là trẻ dưới dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng, 55 trường hợp không tiêm chủng, 22 trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng và chỉ 10 trường hợp có tiêm vắc xin sởi. Riêng tại miền Bắc, 3 tháng đầu năm ghi nhận đến 90 ca mắc sởi.
Trong khi đó, có nhiều yếu tố nguy cơ khiến dịch bệnh tăng nhanh. Bởi đây là bệnh có tính lây truyền rất mạnh, biểu hiện lâm sàng 100%, đã nhiễm vi rút là sẽ biểu hiện bệnh.
Vì thế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đề xuất đẩy sớm lịch tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em từ 6 tháng tuổi.
Đại diện chương trình TCMR giải thích thêm, thông thường trước 9 tháng tuổi, trẻ vẫn được bảo vệ tốt vì có kháng thể từ mẹ truyền cho con qua sữa mẹ. Tuy nhiên, thử nghiệm lâm sàng tại Hải Dương gần đây cho thấy hơn 92% trẻ 6-8 tháng tuổi không có kháng thể phòng bệnh sởi.
Thực tế trong thời gian qua cũng xảy ra tình trạng trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi, với tỷ lệ khoảng 3%, đặc biệt giai đoạn 2016 – 2017 tỷ lệ trẻ bị sởi khi chưa đến tuổi tiêm vắc xin tăng 20%.
Năm 2017, Hà Nội ghi nhận 83 ca sởi, một trẻ tử vong, trong đó gần một phần ba là trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng.
Vì thế, nhằm bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, dự án tiêm chủng mở rộng đề xuất Bộ Y tế cho phép tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ 6-8 tháng tại những vùng có nguy cơ, khi có dịch để giảm tỉ lệ mắc sởi ở trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Theo tính toán, tiêm ở lứa tuổi này trẻ được bảo vệ hơn 88%.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, khi hoàn thành nghiên cứu sẽ chính thức tiêm vắc xin sởi từ 6 tháng cho trẻ và hi vọng có thể thực hiện trong năm 2018.
Vắc xin Sởi - rubella do Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Văcxin và Sinh phẩm Y tế (Polyvac) thuộc Bộ Y tế sản xuất, do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản hỗ trợ. Dự án được Polyvac triển khai từ tháng 5/2013 và tiến hành trong gần 5 năm với ngân sách khoảng 700 triệu yên Nhật.
Việt Nam là một trong 25 quốc gia thế giới và là nước thứ 4 tại Châu Á sản xuất thành công vắc xin MR, sau Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc. Giai đoạn 2014-2016, Việt Nam đã triển khai thành công chiến dịch tiêm vắc xin sởi-tubella cho hơn 23 triệu trẻ em dưới 19 tuổi trên toàn quốc do Ấn độ sản xuất. Điều này đã góp phần kiểm soát dịch bệnh sởi, rubella với số ca mắc trong năm 2017 thấp nhất trong 10 năm gần đây.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy