Kết thúc phiên giao dịch 31/12, VN-Index chốt phiên giao dịch ngày 31/12 ở mức 1.498,28 điểm, tăng 12,31 điểm (0,83%). HNX-Index tăng 12,34 điểm (2,67%) lên 473,99 điểm. UPCoM-Index tăng 1,12 điểm (1%) lên 112,68 điểm.
Như vậy, cả năm 2021, VN-Index tăng gần 35,74% so với cuối năm 2020, HNX-Index tăng đến 133,35%, UPCoM-Index tăng 51,35%.
Phiên giao dịch cuối năm khá trầm lắng, thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với giá trị khớp lệnh 28.920 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index đã tăng tốc áp sát mốc 1.500 điểm.
Chỉ số phiên giao dịch 31/12
Các chỉ báo như RSI và MACD vẫn duy trì trạng thái tích cực, cho thấy phiên này giảm điểm phần nào do nhà đầu tư chốt lời trước dịp nghỉ lễ tại nhóm ngành phục hồi mạnh nhịp vừa qua.
Chỉ số dự báo chưa thể vượt qua vùng 1.500 điểm trong ngắn hạn, khi thiếu đi nhóm ngành dẫn dắt mạnh mẽ tại thời điểm hiện tại.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán giao dịch khá tích cực, tuy nhiên, một số cổ phiếu vốn hóa lớn đóng cửa giảm điểm khiến thị trường chưa có động lực bứt phá.
STB là cổ phiếu giao dịch sôi động nhất thị trường với gần 27 triệu đơn vị được khớp lệnh; cặp MBB và CTG khớp lệnh trong khoảng 9-10 triệu đơn vị. Một số mã lớn khác tăng tốt cũng tiếp sức cho thị trường như VNM tăng 2,3%, SAB tăng 1,7%, BVH tăng 1,5%, HPG tăng 0,7%...
2021 khép lại với nhiều kỷ lục
Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận một năm 2021 tăng trưởng bùng nổ về mọi phương diện, từ chỉ số cho tới thanh khoản, số lượng người tham gia. Các ngưỡng 1.200-1.300-1.400-.1.500 điểm lần lượt được chinh phục và mang đến niềm tin cho nhiều người.
TTCK cũng chứng kiến thanh khoản tăng kỷ lục trong năm 2021. Phiên 20/11 thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục với 56,3 nghìn tỷ đồng (2,4 tỷ USD) giá trị cổ phiếu được chuyển nhượng.
VN-Index đạt 1.498,28 điểm
Trong những tháng gần đây, thị trường liên tục chứng kiến những phiên giao dịch 1-2 tỷ USD. Mốc tỷ USD (hơn 23 nghìn tỷ đồng) là mức thanh khoản rất cao nếu so với mức trung bình gần 6.200 tỷ đồng/phiên trong năm 2020 và khoảng 18 nghìn tỷ đồng/phiên trong 6 tháng đầu năm 2021.
Thị trường cũng ghi nhận vốn hóa lên đỉnh cao mới. Sàn HOSE ghi nhận 4 doanh nghiệp có vốn hóa vượt 10 tỷ USD là Vingroup, Vietcombank, Vinhomes và Hòa Phát.
Số lượng nhà đầu tư F0 tham gia thị trường đông kỷ lục và với lượng tiền dồi dào đã giúp cân bằng áp lực bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư cá nhân mua ròng hơn 84 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm 2021.
Tác giả: Thư Kỳ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy