Ông Bùi Thành Nhơn, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland - Mã chứng khoán: NVL) vừa thông báo đăng ký chuyển nhượng hơn 107,3 triệu cổ phiếu NVL trong thời gian từ 9/12 đến ngày 7/1/2022.
Mục đích thực hiện là nhằm góp vốn để tăng vốn điều lệ vào công ty cổ phần Novagroup. Thương vụ chuyển quyền sở hữu này sẽ không thực hiện trên hệ thống giao dịch của HoSE.
Trước giao dịch, vị chủ tịch Novaland đang nắm giữ hơn 317,3 triệu cổ phiếu NVL, tương đương với tỷ lệ sở hữu 21,54% vốn điều lệ.
Trong phiên hôm nay cổ phiếu NVL tăng lên mức 112.600 đồng/cổ phiếu, theo đó số cổ phần Novaland mà ông Nhơn đang nắm giữ có giá trị 35.733 tỷ đồng, giúp ông trở thành người giàu có thứ 5 trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đồng thời lượng cổ phần đăng ký bán có giá trị hơn 12.000 tỷ đồng.
Lượng cổ phần ông Nhơn định chuyển nhượng có giá trị hơn 12.000 tỷ đồng. Đồ thị giá NVL: TradingView.
Bên nhận chuyển nhượng số cổ phần này chính là Novagroup (công ty cũng do ông Nhơn làm chủ tịch HĐQT). Hiện Novagroup nắm giữ hơn 290 triệu cổ phiếu NVL trước giao dịch, tỷ lệ 19,68% vốn Novaland.
Như vậy nếu hoàn tất thương vụ trên, ông Nhơn sẽ giảm tỷ lệ sở hữu về 14,25% và Novagroup sẽ tăng lên tương ứng 26,96% vốn Novaland. Lượng cổ phiếu NVL mà ông Nhơn còn sở hữu sẽ giảm về 23.650 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) và thứ hạng trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán sẽ tụt xuống đáng kể.
Cũng lưu ý rằng, Novaland đã thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 27/12 để thực hiện quyền nhận cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, tương đương với phát hành gần 457 triệu cổ phiếu.
Trong kịch bản nếu ông Nhơn chuyển nhượng lượng cổ phần trên sau ngày chốt quyền trên thì cá nhân này sẽ còn được nhận gần 98,4 triệu cổ phiếu mới. Còn trong trường hợp bán trước ngày chốt quyền thì Novagroup sẽ được hưởng lượng cổ tức này.
Novagroup tiền thân là công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn được thành lập năm 1992. Đây là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản… và bất động sản.
Vào năm 2007, Novagroup thực hiện đợt tái cấu trúc lớn khi tiến hành hợp nhất và thành lập 2 đơn vị thành viên chính. Đó là Novaland trong lĩnh vực bất động sản (đã niêm yết) và Anova Corp trong linh vực nông nghiệp (chưa niêm yết).
Đến năm 2022, tập đoàn này tiếp tục có đợt tái cơ cấu quan trọng khác khi phân chia thành 3 tổng công ty. Bao gồm Novaland, Nova Service (thương mại dịch vụ) và Nova Consumer (nông nghiệp - hàng tiêu dùng).
Theo báo cáo đăng ký kinh doanh, Novagroup có vốn điều lệ 2.700 tỷ đồng (từ tháng 6/2017 đến nay) và hoàn toàn là nguồn vốn từ tư nhân. Tổng giám đốc là bà Hoàng Thu Châu - người cũng đang là thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc Novaland.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy