Từ trung tâm thành phố Huế đi thêm 9km về phía Đông là đặt chân đến làng Sình với dòng tranh dân gian nổi tiếng. Làng Sình hay còn có tên gọi khác là Lại Ân, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế).
Không gian làm tranh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước.
Để có được cái tên tranh làng Sình như ngày hôm nay thì những người nghệ nhân ở ngôi làng nhỏ này đã vất vả rất nhiều để lưu giữ được nét đẹp văn hóa đậm chất truyền thống này. Cùng với sự bền bỉ của những con người thì tranh làng Sình ngày càng khẳng định được giá trị của mình trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ Huế nói riêng và các vùng lân cận nói chung.
Những bức tranh đầy màu sắc.
Được biết, tranh làng Sình là một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam lâu đời nhất. Tranh làng Sình gồm hơn 50 đề tài, chia thành 3 nhóm chủ đề chính là tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật. Tranh làng Sình là loại tranh in rời từng tờ, theo các khuôn bằng gỗ đã được khắc sẵn. Tranh được tô với chất liệu màu làm từ vỏ sò điệp, màu lá, tro, gạch, qua đó du khách có thể hiểu thêm phần nào văn hóa của vùng đất cố đô.
Người nghệ nhân đang tô vẽ cho bức tranh.
Đặc trưng nhất của tranh làng Sình là loại tranh thờ cúng dân gian độc đáo. Ngoài ra, nơi đây còn phát triển dòng tranh du lịch với đa dạng các nội dung như đấu vật, kéo co, hay cảnh cấy lúa kéo cày… của người nông dân.
Bộ khuôn gỗ 12 con giáp.
Cứ vào dịp cuối năm, đặc biệt là thời gian giáp Tết, không khí làm tranh ở làng Sình ngày càng nhộn nhịp, nhiều sắc màu. Sau thời vụ nông nghiệp, các gia đình đang đẩy nhanh việc làm tranh để đáp ứng nhu cầu của bà con trong việc thờ cúng.
Nghệ nhân thực hiện các công đoạn làm tranh.
Bà Trần Thị Gái (65 tuổi) - một người làm tranh lâu năm chia sẻ: “Giai đoạn này là giai đoạn tất bật làm tranh nhất trong năm. Tranh thờ cúng là loại tranh được làm nhiều nhất nhằm phục vụ vào các việc cúng ông Táo, cúng giao thừa, tổ tiên theo tín ngưỡng của người Việt”.
Bức tranh thờ cúng được sử dụng nhiều nhất.
Những người làm nghề tranh này cho biết, tuy thu nhập không cao, nhưng vì muốn lưu giữ nét đẹp cổ truyền nên vẫn bám lấy nghề.
Các bức tranh vẽ về 12 con giáp.
Về kĩ thuật và chất liệu, tranh Sình cũng giống đa phần tranh dân gian xưa, bao gồm công đoạn công đoạn khá kỳ công: khắc bản gỗ, in tranh trên giấy điệp rồi tô màu. Hiện, ngoài tranh phục vụ tín ngưỡng, những người làm nghề tại đây còn sáng tạo thêm dòng tranh trang trí làm đa dạng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu làm đẹp của các gia đình, thu hút du khách đi đến tham quan, trải nghiệm.
Xuất hiện, tồn tại và trải qua nhiều thăng trầm trong hàng trăm năm qua, tranh làng Sình đã để lại những dấu ấn lịch sử và những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã. Việc bảo tồn và phát huy tranh làng Sình, chính là gìn giữ những nét văn hóa tín ngưỡng dân gian với mong ước về cuộc sống tốt đẹp, vạn vật thuận hòa của những cư dân nông nghiệp.
Thùy Trâm – Quỳnh Như
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy