Niềm vui xử lý được sự cố tại HOSE đến sau niềm vui chiến thắng mang dấu ấn lịch sử của Đội tuyển U23 Việt Nam, khiến hàng nghìn trái tim run. Dù vậy, sự cố tại đầu năm 2018 này đã mở ra một câu chuyện: các thành viên cần nhìn lại hiện trạng công nghệ khi TTCK bước sang giai đoạn tăng trưởng mới.
“Khoảng nghỉ” giao dịch chứng khoán ngày 23/1/2018 không được nhiều người quan tâm do người dân dường như dành mọi nỗ lực để cổ cũ Đội tuyển U23 Việt Nam chiến thắng
Năm 2018: Quy mô và thanh khoản sẽ tăng
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, quy mô thị trường vốn đến ngày 19/1/2018 đã đạt trên 100% GDP, trong đó vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 75% GDP, còn lại là giá trị trái phiếu. Chỉ số VN-Index tăng 48% so với năm 2016 - mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Thanh khoản thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ tăng 66%, chưa kể TTCK phái sinh đã đi vào hoạt động, đóng góp thanh khoản đáng kể cho thị trường. Công tác cổ phần hóa và thoái vốn liên tiếp được thực hiện qua TTCK với tổng số phiên đấu giá thoái vốn chiếm 73% số phiên đấu giá trên 2 Sở, với tổng giá trị thu về gấp 7,8 lần so với năm 2016, góp phần đem lại nguồn vốn cho ngân sách nhà nước.
TTCK Việt Nam đang lớn rất nhanh về quy mô, nên sự sôi động cũng như cơ hội đầu tư sẽ ngày càng rộng mở. Số lượng tài khoản được mở tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) gần đạt con số 2 triệu tài khoản (tính đến cuối năm 2017), trong đó số lượng tài khoản hoạt động tăng lên đáng kể trong một năm qua.
Nếu so sánh với thời điểm năm 2006, toàn thị trường chỉ có 192 doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch và có duy nhất 1 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD, thì đến nay, toàn thị trường đã có trên 750 doanh nghiệp niêm yết, với hơn 30 doanh nghiệp có mức vốn hóa trên 1 tỷ USD.
Song song với sự lớn mạnh của quy mô thị trường, tính thanh khoản cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt từ đầu tháng 1/2018 đến nay, tổng giá trị giao dịch thường xuyên đạt mức 8.000 tỷ đồng, có phiên lên đến hơn 10.000 tỷ đồng.
Về triển vọng TTCK trong năm 2018, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, quy mô và thanh khoản sẽ tăng mạnh như năm 2017. Với bệ đỡ là tăng trưởng kinh tế vĩ mô tích cực, các đợt bán vốn nhà nước, IPO doanh nghiệp nhà nước và niêm yết các doanh nghiệp lớn sẽ tạo nên nguồn cung lớn, đồng thời thu hút dòng tiền lớn tham gia thị trường, nhất là dòng vốn đầu tư gián tiếp từ các quỹ đầu tư trên thế giới. Năm 2018 còn là năm đón thêm các sản phẩm mới, ít nhất là sản phẩm CW và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ sẽ ra mắt trong năm này.
Hệ thống giao dịch của HOSE bị lỗi trong phiên chiều 22/1
Thị trường chắc chắn sẽ có thêm nhiều phân khúc nhà đầu tư mới tham gia và nhiều CTCK nước ngoài cũng đang xem đây là thời điểm thuận lợi để thâm nhập. Tuy nhiên, nền tảng công nghệ để vận hành một thị trường quy mô lớn, đa dạng về chủ thể và phức tạp hơn về nghiệp vụ đang là câu hỏi lớn đặt ra cho cả nhà quản lý và các thành viên.
Do lỗi kỹ thuật, lần đầu tiên, HOSE đã phải ra thông báo dừng giao dịch trong 2 ngày 23 và 24/1/2018. Sự kiện hy hữu này diễn ra đúng thời điểm đội tuyển U23 Việt Nam làm nên chiến thắng lịch sử khiến “khoảng nghỉ” của TTCK trở nên hợp lý và sự cố không nhận được nhiều phản ứng trái chiều.
Người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và lãnh đạo Sở GDCK TP.HCM đã mong các thành viên thông cảm về sự cố hy hữu tại Sở và đang dành toàn tâm cùng các chuyên gia Thái Lan khắc phục với hy vọng đưa thị trường vào vận hành bình thường.
Hệ thống giao dịch tại HOSE được trang bị từ năm 2000, trên nền tảng công nghệ của Sở GDCK Thái Lan hỗ trợ. Lỗi kỹ thuật hoàn toàn có thể xảy ra sau nhiều năm vận hành với quy mô thị trường ngày càng tăng mạnh. Thực tế, HOSE không phải chịu sức ép cạnh tranh, còn các CTCK phải chịu sức ép cạnh tranh khi có đến 70 công ty đang cùng hoạt động. Nếu hệ thống tại CTCK lỗi thì sao?
Tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, đối với hệ thống phần mềm, nhiều CTCK lớn như HSC, SSI, VNDS, MBS, VDSC… đã nhận thức được tầm quan trọng và đầu tư khá mạnh tay vào mảng này. Tuy nhiên, còn nhiều CTCK nhỏ, có hệ thống công nghệ thô sơ, đã từ lâu không được nâng cấp, nên sẽ rất khó để ứng xử trong những tình huống phức tạp.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, tổng giám đốc một CTCK lớn tại Hà Nội cho biết, sự cố tại HOSE là điều không mong muốn với thị trường, song cũng là sự cố bất khả kháng. Thực tế, khi thị trường đã gia tăng về mặt quy mô mà vẫn “tải” trên nền tảng cũ thì việc quá tải là điều khó tránh khỏi. Ngay cả với các CTCK có hệ thống công nghệ đang ổn thì sự cố tại HOSE cũng hối thúc các CTCK này phải xem lại một lần nữa, để đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn của một thị trường quy mô lớn trong tương lai.
Về phía nhà đầu tư, ông Bùi Trí Dũng đánh giá, hệ thống giao dịch của HOSE gặp sự cố có thể là do quy mô giao dịch tăng nhanh, dẫn đến quá tải. Cơ quan quản lý cần nhanh chóng nâng cấp hoặc đầu tư hệ thống giao dịch mới, hiện đại. Trước mắt, để giảm thiểu nguy cơ “sập sàn” một lần nữa, ông Dũng cho rằng, cần giảm tải cho hệ thống giao dịch bằng cách nâng đơn vị giao dịch khớp lệnh và tăng đơn vị yết giá.
Chẳng hạn, nâng đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn từ 10 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hiện nay lên 100, giống như sàn HNX đang áp dụng. Nâng đơn vị yết giá đối với chứng khoán có mức giá dưới 10.000 đồng từ 10 đồng lên 50 đồng, nâng đơn vị yết giá đối với chứng khoán có mức giá từ 10.000 đồng đến dưới 50.000 đồng từ 50 đồng lên 100 đồng, nâng đơn vị yết giá đối với chứng khoán có mức giá từ 50.000 đồng trở lên từ 100 đồng lên 500 đồng.
Theo đó, nâng đơn vị giao dịch khớp lệnh sẽ giúp số lượng lệnh mua bán nhập vào hệ thống hàng ngày giảm xuống, vì không còn những lệnh giao dịch có khối lượng quá nhỏ. Nâng đơn vị yết giá cũng giúp giảm số lệnh giao dịch, trong khi khối lượng giao dịch dự kiến hầu như không bị ảnh hưởng, bởi nhà đầu tư không rải lệnh ra nhiều mức giá, mà tập trung vào một vài mức giá.
Giải bóng đá U23 châu Á 2018 tạo nên niềm cảm hứng đặc biệt với người Việt Nam khi đội Việt Nam chiến thắng. Tuy nhiên, những giây phút thăng hoa sẽ sớm qua và câu chuyện hạ tầng công nghệ của Sở, của các CTCK, các thành viên thị trường có đủ sức đáp ứng sức tăng trưởng của TTCK hay không cần được đặt ra một cách nghiêm túc từ sự cố tại HOSE ngày 22/1 vì tương lai bền vững.
Hệ thống công nghệ của Sở và hệ thống của CTCK là 2 hệ thống tách biệt nhau và sự cố vừa qua không đến từ các CTCK. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ của các CTCK nói chung cũng đang đứng trước thách thức lớn. Thứ nhất là nhiều sản phẩm đang và sẽ tiếp tục có hoạch được đưa ra thị trường như Covered Warrant (CW), Optione, Future… đến các giao dịch trong ngày, chứng khoán chờ về, cho vay chứng khoán, cùng cách thức giao dịch mới theo định lượng, giao dịch tần số, các hoạt động tạo lập thị trường, thì câu hỏi đầu tiên là công nghệ. Thứ hai, nhà đầu tư trở lại với chứng khoán đặt ra yêu cầu năng lực quản lý của CTCK cần được nâng lên hơn nữa khi số lệnh gia tăng đáng kể. Giá trị giao dịch trước đây khoảng 500-600 tỷ đồng/phiên là mừng, nhưng nay, có những ngày giá trị giao dịch qua riêng HSC lên tới 3.000 tỷ đồng. Điều này đặt ra yêu cầu hệ thống tại CTCK phải chắn chắn, ổn định và phân chia được nhiều yêu cầu khác nhau, xử lý nhanh, bắt buộc phải thay đổi để đáp ứng độ rộng của thị trường tăng thêm, nhu cầu của nhà đầu tư và cả chất lượng của nhà đầu tư. Chưa hết, xu hướng công nghệ Fintech cũng ảnh hướng rất lớn. Tại thị trường Malaysia cách đây 3-4 năm, phí môi giới 3,5%, nhưng nay chỉ còn khoảng 1/10 do tác động của công nghệ. Đây chính là xu hướng trong tương lai của Việt Nam trước sự thay đổi của công nghệ. Tôi được biết, Sở GDCK TP.HCM đã có lộ trình để đưa hệ thống công nghệ mới vào hoạt động. Đây là hệ thống hiện đại và rất được mong đợi trên thị trường. Khi hệ thống này đi vào hoạt động, các CTCK sẽ phải quan tâm thay đổi về mặt kết nối, giao thức kết nối... |
Nhiều CTCK lớn đang có những hệ thống công nghệ hiện đại, tốt, bản thân KIS Việt Nam cũng đầu tư khá bài bản việc này. Công ty đã thay các server mới và mạnh, giúp chứa nhiều dung lượng hơn, tốc độ xử lý tốt hơn và có server phụ chạy tự động dựa trên nền dữ liệu cơ sở khi server chính gặp trục trặc. Tại KIS Việt Nam, Hệ thống công nghệ được nâng cấp, hoàn thiện qua từng năm. Lợi thế của KIS Việt Nam là có Công ty mẹ là KIS Hàn Quốc - định chế tài chính hàng đầu của Hàn Quốc. Do vậy, Công ty cũng được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nhân sự IT và nếu xảy ra trường hợp không thể tự xử lý được, sẽ có chuyên viên cao cấp tại Hàn Quốc hỗ trợ. Trong tương lai gần, khi các sản phẩm, các giao dịch hiện đại hơn tại Việt Nam được áp dụng, chắc chắc các CTCK cũng sẽ có những buổi test thử với hệ thống của Sở, nhiều công ty chưa đạt điều kiện sẽ phải có kế hoạch để đầu tư để hoàn thiện hệ thống. Trong tương lai, công nghệ sẽ là yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các CTCK tại Việt Nam. |
Theo Tin nhanh chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy