Tin liên quan
Sau 03 phiên điều chỉnh nhẹ đầu tuần và tính chung vào khoảng 2 tuần diễn biến lình xình, giằng co trong khoảng hẹp, thị trường phiên 29/10 đã bật tăng mạnh, nhất là trong nửa cuối phiên chiều, vượt qua mốc cản mạnh 600 điểm, đồng thời chiếm giữ luôn mốc 605 điểm.
Bên cạnh lực đỡ từ các cổ phiếu đầu ngành nhờ kết quả kết kinh doanh khả quan, thì động lực chính giúp thị trường bật tăng chính là nút thắt tâm lý đã được tháo gỡ khi thị trường đón nhận một loạt thông tin tích cực hỗ trợ, từ các chỉ số như chỉ số CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP), chỉ số niềm tin người tiêu dùng... đều tăng, đến việc Fed tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục hiện tại. Theo đó, giao dịch của khối ngoại cũng đã tích cực hơn, nên cũng tạo sự ổn định về mặt tâm lý chung.
Sau nhiều phiên tích lũy, sự bứt phá của điểm số ở phiên 29/10 cho thấy rủi ro ngắn hạn đã được giảm đi nhiều, nhưng để tiếp tục tăng mạnh thì dường như điều kiện hiện tại là chưa đủ. Dòng tiền đã có sự luân chuyển giữa các nhóm, song chưa thực mạnh, nên thanh khoản chung chưa có bứt phá. Hơn nữa, như đã phân tích trước đó, sau thời gian tích lũy, mốc 600 điểm không còn là mốc cản mạnh, mà thử thách thực sự đối với thị trường là ở vùng đỉnh cũ 620 điểm. Vì vậy, trước khi tiếp cận vùng này, thị trường cần có sự tích lũy trở lại.
Quay trở lại phiên giao dịch sáng 30/10, đúng như đánh giá, dư âm từ phiên tăng trước giúp các chỉ số đều mở cửa trong sắc xanh, nhưng hoạt động giao dịch đã chậm hẳn lại.
Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 0,29 điểm (+0,05%) lên 605,49 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 2,2 triệu đơn vị, giá trị 63,33 tỷ đồng. Thanh khoản tăng chủ yếu là nhờ giao dịch thỏa thuận của 2 triệu cổ phiếu NAF, giá trị 52 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, sự thận trọng tiếp tục được thể hiện rõ khi cả 2 bên mua bán đều khá cầm chừng. Đà tăng theo đó chỉ nhúc nhắc.
Các mã tăng tốt trong thời gian qua với thông tin toái vốn của SCIC như VNM, FPT... hay VIC, MSN, GMD... bắt đầu chịu sức ép nhẹ trong phiên sáng nay.
Bên cạnh đó, các nhóm cổ phiếu dẫn dắt như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản cũng đang diễn lình xình. Những “con sóng” trong phiên hôm qua như ô tô, thép, khoáng sản... cũng đã yên lặng trở lại.
Tương tự với HNX, các mã như NTP, PVB, PGS, VGS, CEO... cũng đang giảm nhẹ, nhưng sắc xanh của HNX được duy trì nhờ ACB, PVS, PVG,PLC, HUT có được mức tăng nhẹ. NTP đang giảm 900 đồng xuống 64.000 đồng/CP.
Tuy nhiên, dòng tiền đang hướng vào một số mã có tính đầu cơ cao như FIT, HAI, HQC trên HOSE, hay SHN trên HNX. AAA sau thông tin lãnh đạo đăng ký mua vào mạnh cũng leo lên mức giá trần 11.300 đồng với hơn 700.000 đơn vị được khớp và còn dư mua khá lớn.
Áp lực bán gia tăng sau đó khiến VN-Index tiếp tục lùi dưới mốc tham chiếu, trước khi hồi trở lại vào cuối phiên khi sức cầu ở một số mã lớn được cải thiện. Trong khi đó, HNX-Index vẫn khá vững trên mốc tham chiếu, một phần do sức ép không mạnh, còn lại chủ yếu nhờ vào đà tăng của một số mã vốn hóa lớn.
Sự thận trọng của cả 2 bên mua và bán khiến diễn biến thị trường trầm lắng, thanh khoản theo đó giảm tương đối mạnh trở lại. Tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chỉ nhỉnh hơn 1.200 tỷ đồng.
Kết thúc phiên sáng 30/10, với 84 mã tăng và 97 mã giảm, VN-Index tăng 1,36 điểm (+0,22%) lên 599,59 điểm. Chỉ số VN30-Index tăng 0,72 điểm (0,12%) lên 618,73 điểm với 13 mã tăng và 9 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 47,3 triệu đơn vị, giá trị gần 957 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận khá sôi động trong phiên sáng nay, đóng góp hơn 4 triệu đơn vị, giá trị trên 162 tỷ đồng, chủ yếy đến từ thỏa thuận 2 triệu cổ phiếu NAF, giá trị 52 tỷ đồng và 0,427 triệu cổ phiếu VNM giá trị hơn 56 tỷ đồng.
Tương tự, với 81 mã tăng và 94 mã giảm, HNX-Index tăng 0,33 điểm (0,4%) lên 82,34 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,08 điểm (0,05%) lên 152,27 điểm với 7 mã tăng và 12 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịc đạt 20,58 triệu đơn vị, giá trị hơn 249 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1,95 triệu đơn vị, giá trị 15,5 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận 1,332 triệu cổ phiếu KSQ, giá trị 6,26 tỷ đồng và 0,461 triệu cổ phiếu HJS, giá trị 6,74 tỷ đồng.
Sức cầu tốt cuối phiên ở nhóm cổ phiếu lớn giúp các mã như VCB, MSN, MBB, KDC, DPM, HPG, GMD, SSI... tăng trở lại, qua đó giúp VN-Index tăng trở lại.
DPM và GMD cùng tăng 700 đồng, KDC cũng tăng 600 đồng. VNM, FPT, HAG, PVD, PVT ... cũng về được tham chiếu, trong đó HAG khớp 1,1 triệu đơn vị.
Ngược lại, VIC, STB, REE, BVH, HSG, HCM... vẫn giảm điểm.Trong khi nhóm cổ phiếu lớn giao dịch chậm, thì nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhất là nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao như FIT, HAI, ITA, HQC… Trong đó, FIT tăng 400 đồng lên 10.400 đồng/CP, thanh khoản tăng vọt, đạt hơn 5,6 triệu đơn vị.
Trên HNX, sắc xanh của chỉ số sàn này được duy trì chủ yếu nhờ các mã như ACB, AAA, HUT, SHS tăng điểm. Trong đó, AAA giữ vững sắc tím và khớp hơn 0,82 triệu đơn vị.
Còn lại các mã trong nhóm HNX30 đa phần đứng tại tham chiếu và giảm điểm. PVS khớp được 1,03 triệu đơn vị và đứng giá tham chiếu. NTP giảm mạnh 1.300 đồng xuống 63.600 đồng/CP.
Ngoài PVS, khớp được trên 1 triệu đơn vị cũng chỉ có thêm TIG với 1,49 triệu đơn vị, kết phiên tăng 100 đồng lên 11.200 đồng/CP.
Nên đọc
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy