Dòng sự kiện:
Chứng khoán châu Á bán tháo sau khi Phố Wall đổ nhào, giá dầu trượt giảm mạnh
13/11/2018 11:20:02
Cổ phiếu châu Á trên đà trượt giảm vào ngày 13/11 sau khi nhóm cổ phiếu công nghệ sụt giảm dữ dội, đẩy Phố Wall vào tình trạng 'ngàn cân treo sợi tóc', trong khi đó, giá dầu suy giảm và đồng USD vọt đỉnh 16 tháng.

Theo hãng tin Reuters, cổ phiếu châu Á trên đà trượt giảm vào ngày thứ Ba 13/11 sau khi nhóm cổ phiếu công nghệ chứng kiến một sự sụt giảm dữ dội, đẩy Phố Wall vào tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc", trong khi đó, giá dầu giảm và những rủi ro chính trị ở châu Âu đẩy đồng đô la vọt đỉnh cao nhất trong 16 tháng qua khi các nhà đầu tư bán phá giá tài sản rủi ro.

 

Chỉ số MSCI rộng nhất của cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản .MIAPJ0000PUS giảm 1,7% tụt xuống vùng lõm trong hơn một tuần qua, với chỉ số cổ phiếu Úc chìm sâu xuống 1,6%.

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản .N225 giảm 3,1% do sự thua lỗ trong các nhà sản xuất máy móc điện và nhà cung cấp các bộ phận iphone của hãng Apple (AAPL.O).

Đêm qua trên Phố Wall, các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ đã giảm hơn 1%, với chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh hơn 2%. Các chỉ số bị đè nặng bởi những tổn thất nghiêm trọng của Apple sau khi ba nhà cung cấp bộ phận iPhone đã đưa ra cảnh báo về kết quả của hãng này.

Triển vọng ảm đạm này đã kéo theo một đợt bán tháo mạnh trong các công ty công nghệ châu Á, trong đó, cổ phiếu của Display Japan (6740.T) sụt giảm mạnh mẽ hơn 11% trong khi Murata Manufacturing (6981.T) và TDK Corp (6762.T) giảm 8,9% và 8,4% tương ứng.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc .KS11 giảm 2,2% với chỉ số của Samsung Electronics (005930.KS) giảm 2,8%.

Một sự pha trộn của các yếu tố tiêu cực đã giáng đòn mạnh vào các tài sản rủi ro trong vài tuần qua, với một tháng 10 chứng kiến sự sụt giảm "tàn khốc" của cổ phiếu, để lại mối lo ngại lớn trên thị trường toàn cầu. Các nhà đầu tư gần đây ngày càng quan ngại về khả năng tăng trưởng thu nhập của công ty, việc "mềm hóa" nhu cầu toàn cầu, tăng lãi suất tại Hoa Kỳ cũng như chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.

Chỉ số châu Á bên ngoài Nhật Bản hiện đã giảm gần 17% trong năm 2018, sau khi tăng 33,5% trong năm 2017, trong đó, tháng 10/2018 được xem là tháng tồi tệ nhất kể từ giữa năm 2015.

Khoon Goh, người đứng đầu mảng nghiên cứu khu vực châu Á tại ANZ nhận định mối lo ngại về sự suy giảm ở Trung Quốc và khu vực châu Á ngày càng lan rộng hơn do ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư e dè, gây ra làn sóng bán tháo ra nước ngoài lớn nhất tại ​​châu Á vào tháng trước kể từ tháng 8 năm 2011. Các quỹ đầu tư hiện đã quay trở lại vào đầu tháng 11 với kì vọng căng thẳng Mỹ - Trung sẽ dịu bớt, ông Goh nói thêm. Hiện nay, mọi sự tập trung đang đổ dồn vào cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối tác Trung Quốc của ông, chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối tháng này.

“Kết quả của cuộc họp sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với các dòng danh mục đầu tư ở châu Á vào cuối năm nay,” Goh nhận xét.

Đáng tiếc, chính quyền Trump đang mở rộng cuộc chiến thương mại của Trung Quốc vượt qua ngoài phạm vi thuế quan với kế hoạch kiểm soát nguồn xuất khẩu của nước này, ngoài ra, Mỹ cũng sử dụng bản cáo trạng và các công cụ khác để chống lại hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc.

Các thị trường châu Á cũng đã phải hứng chịu tác động lớn do các tài sản rủi ro bị tổn thương bởi việc tăng lãi suất của Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang dự kiến ​​sẽ thắt chặt chính sách hơn nữa trong tháng 12. Chủ tịch của San Francisco, bà Mary Daly, cho biết hôm qua ngày 12/11, ngân hàng trung ương Mỹ nên tiếp tục tăng lãi suất dần dần với dự báo “khiêm tốn” của bà cho thấy từ hai đến ba đợt tăng lãi suất trong giai đoạn tiếp theo.

Tại châu Âu, lo ngại về một thỏa thuận Brexit không có hồi kết và sự rạn nứt ngày càng tăng đối với ngân sách của Italia đã đánh vào đồng euro và đồng bảng Anh, đẩy chỉ số của đôla .DXY tăng lên 97,693 so với rổ tiền tệ, mức tăng không tưởng kể từ giữa năm 2017.

Lần gần nhất chỉ số này đóng cửa ở mức 97,542.

Chỉ số đồng Euro đóng ở ngưỡng 1,1225 đổi 1 USD sau khi phá vỡ dưới mức hỗ trợ quan trọng trên biểu đồ biểu thị là 1,13.

Đồng bảng Anh giảm xuống còn 1,286 đổi 1 USD sau 3 phiên giảm liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ ngày 1/11 trong bối cảnh vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng với Liên minh châu Âu để thống nhất về Brexit, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết hôm thứ Hai, 12/11.

Trong khi đó, giá dầu dao động gần mức thấp nhất trong nhiều tháng sau khi giảm phiên thứ 11 liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu đang mềm hóa và tổng thống Trump cho biết ông hy vọng sẽ không có việc cắt giảm sản lượng dầu.

Vàng giao ngay tăng 0,2% ở mức 1,202.9USD/ounce.

                                                                                                          Hải Yến/ Theo Reuters

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến