Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong nốt trầm. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phiên này, chứng khoán Nhật Bản mở cửa giảm điểm do sự bất an kéo dài trước khả năng Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, cũng như việc giới đầu tư chờ đợi báo cáo thu nhập của các nhà bán lẻ. Theo đó, Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo đã giảm 0,49% (tương đương 133,40 điểm) ở mức 26.852,40 điểm trong giao dịch đầu giờ.
Ngoài vẫn đề chính sách tiền tệ của Fed, các nhà đầu tư ở Tokyo cũng đang chú ý đến báo cáo thu nhập của một loạt nhà bán lẻ, bao gồm chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson, nhà điều hành chuỗi bán lẻ đồ gia dụng Muji Ryohin Keikaku và nhà điều hành chuỗi thời trang Uniqlo Fast Retailing .
Chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm điểm khi mở cửa, khi nhà đầu tư lo ngại về động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed và việc Trung Quốc tiếp tục phong tỏa một số thành phố do số ca nhiễm COVID-19 tại nước này tăng vọt. Chỉ số Kospi tại Seoul đầu phiên này mất 0,26% (7,07 điểm) xuống 2.693,32 điểm.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc không nằm ngoài xu hướng đi xuống của khu vực. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong đầu phiê giảm tới 1,19% (260,84 điểm) xuống 21.611,17 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng mất 0,89% (29,08 điểm) xuống 3.222,77 điểm.
Tâm trạng chung trên thị trường chứng khoán là khá thận trọng, với chỉ số chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương MSCI (không bao gồm Nhật Bản) giảm 1,0% trong phiên này.
Các thị trường đã đua nhau định giá vào khả năng tăng lãi suất ngày càng lớn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Hiện các hợp đồng tương lai đều đặt cược vào kịch bản ngân hàng trung ương này sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cả hai cuộc họp tháng Năm và tháng Sáu.
Nhà kinh tế học người Mỹ Ethan Harris của ngân hàng BofA hiện dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm mỗi lần tại ba cuộc họp tiếp theo. Chuyên gia này cũng dự báo mức đỉnh chu kỳ sẽ vào khoảng 3,25-3,50%.
Trong báo cáo mới nhất, ông Harris cho hay nếu lạm phát có vẻ đang xuống dưới ngưỡng 3%, mức dự báo hiện tại của ông là vừa đủ mạnh. Ngược lại, nếu lạm phát bị mắc kẹt trên ngưỡng 3%, Fed sẽ cần phải tăng lãi suất cho đến khi tăng trưởng giảm xuống gần bằng 0, gây nguy cơ suy thoái.
Tất cả những điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng của báo cáo giá tiêu dùng tháng 3/2022 của Mỹ dự kiến công bố vào 12/4 (giờ địa phương). Giới chuyên gia dự báo giá tiêu dùng Mỹ trung bình tăng 1,2% trong tháng trước, đưa lạm phát hàng năm lên mức 8,5%.
Trong khi đó, số liệu lạm phát của Trung Quốc gây ngạc nhiên vào ngày 11/4 với mức tăng tương đối dù vẫn khiêm tốn, ở mức 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Ba. Song điều này vẫn làm giảm hy vọng về khả năng Chính phủ Trung Quốc mạnh mẽ nới lỏng các chính sách tiền tệ.
Lạm phát cũng sẽ là trung tâm cho cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày 14/4 tới. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương của Canada và New Zealand cũng dự kiến nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp trong tuần.
Bên cạnh các số liệu kinh tế chính thức, tuần này cũng sẽ đánh dấu sự bắt đầu của mùa báo cáo thu nhập với các ngân hàng JP Morgan, Wells Fargo, Citi, Goldman Sachs và Morgan Stanley đều dự kiến công bố kết quả kinh doanh trong tuần./.
Tác giả: H.Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy