Chứng khoán châu Á đã mở cửa thấp hơn, các đồng tiền chính vẫn bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của đồng USD và lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng trong bối cảnh áp lực lạm phát dai dẳng.
Thị trường Anh có thể sẽ trải qua một tuần đặc biệt khắc nghiệt, vì bà Liz Truss đang phải chiến đấu để giữ vị vững trí Thủ tướng của mình sau khi ngân hàng trung ương Anh kết thúc chương trình mua trái phiếu khẩn cấp hôm 14/10.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Nhật Bản, Hồng Kông và Úc đều giảm, trong khi hợp đồng tương lai các chỉ số Phố Wall tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm cuối tuần.
Trên thị trường ngoại hối, các nhà giao dịch đang đề phòng khả năng can thiệp để hỗ trợ đồng Yên sau khi đồng tiền này rơi xuống gần mức thấp nhất trong 32 năm và có nguy cơ rơi xuống mức 150 Yên đổi 1 USD.
Hôm 13/10, thị trường đảo chiều ngoạn mục, khiến một số nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ phục hồi trở lại trong dài hạn. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, thị trường tiếp tục bán tháo, khiến chỉ số S&P 500 giảm hơn 2%, trong khi chỉ số Nasdaq 100 giảm hơn 3%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng do kỳ vọng về lạm phát đầu năm của Mỹ tăng. Báo cáo giá tiêu dùng tháng 9 càng khiến nhà đầu tư thêm chắc chắn rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ mạnh tay tăng lãi suất trong 2 cuộc họp tiếp theo, thách thức tăng trưởng toàn cầu.
Một số nhà đầu tư cho biết, "chuyến đi tàu lượn" của thị trường chứng khoán cuối năm nay giống như một đợt phục hồi cổ điển của thị trường con gấu: thị trường giảm giá tạm thời rồi bật lên cao hơn, sau đó lại tiếp tục bán tháo.
Các nhà đầu tư cũng ngày càng trở nên bi quan. Tỉ lệ các nhà đầu tư cá nhân tin rằng cổ phiếu sẽ thấp hơn trong 6 tháng tới đã tăng vào tuần trước lên 56%, dao động trên mức trung bình lần thứ 46 trong 47 tuần, theo Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân Mỹ.
Ông Nicholas Colas, đồng sáng lập DataTrek Research cho biết: “Thị trường không bao giờ di chuyển theo một hướng từ ngày này qua ngày khác trong nhiều tuần liên tục, dù là thị trường tăng giá hay giảm giá. Thị trường càng biến động khi giá xuống, thì càng phục hồi mạnh mẽ”.
Khi mới bắt đầu đại dịch, nhà đầu tư liên tục bán tháo, nhưng các cổ phiếu vẫn giữ vững vị trí của mình sau khi chạm đáy vào tháng 3/2020.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đang trở nên cảnh giác hơn, vì cổ phiếu đã cố gắng phục hồi trong năm nay, nhưng cuối cùng vẫn theo đà trượt giá.
Hôm 14/10, lợi suất trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4,005%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008. Cuối năm ngoái, chỉ số này chỉ ở mức 1,496%. Điều này khiến thị trường chứng khoán tiếp tục bán tháo.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi bất kỳ dấu hiệu nào khiến Fed làm chậm hoặc ngừng việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, các quan chức Fed cho thấy họ sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn so với kế hoạch trước đó.
Chủ tịch Fed tại thành phố Kansas, Esther George, cho biết lãi suất cuối kỳ có thể cần phải cao hơn để hạ nhiệt giá. Bà Mary Daly, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco cho biết, bà “rất ủng hộ” việc tăng lãi suất, và tỉ lệ 4,5% đến 5% “là kết quả có khả năng xảy ra nhất”.
Tác giả: Nguyễn Tuyết
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy