Trong quý III/2022, Chứng khoán FPT ghi nhận tổng doanh thu đạt 54,42 tỷ đồng, giảm 87,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 60,05 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 296,02 tỷ đồng, tức giảm tới 356,07 tỷ đồng.
Xét về cơ cấu doanh thu, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTOL) ghi nhận lỗ 153,6 tỷ đồng so với cùng kỳ ghi nhận 159,7 tỷ đồng, tức giảm 313,3 tỷ đồng; lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng 7,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 8,2 tỷ đồng lên 119,8 tỷ đồng; doanh thu môi giới chứng khoán ghi nhận giảm 50,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 77,3 tỷ đồng về 76,38 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, doanh thu giảm mạnh trong quý III chủ yếu do giảm mạnh doanh thu môi giới chứng khoán và hoạt động tự doanh tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) là số âm.
Trong kỳ, tổng chi phí giảm 21,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 19,33 tỷ đồng về 69,23 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 40,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 5,95 tỷ đồng lên 20,77 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 632,62 tỷ đồng, giảm 38,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 227,76 tỷ đồng, giảm 66,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, Chứng khoán FPT đặt kế hoạch doanh số 1.090 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 680 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 330,96 tỷ đồng, Công ty mới hoàn thành 48,7% kế hoạch lợi nhuận năm.
Ngoài ra, xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm dòng tiền kinh doanh chính ghi nhận âm 1.437,2 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 20,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 8,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 235,9 tỷ đồng.
Quy mô tài sản giảm 3.181,7 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022
Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Chứng khoán FPT giảm 33,6% so với đầu năm, tương ứng giảm 3.181,7 tỷ đồng về 6.274,3 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản cho vay đạt 4.820,2 tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng tài sản; tiền và các khoản tương đương tiền đạt 658,8 tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng tài sản; các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) ghi nhận 578,1 tỷ đồng, chiếm 9,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, các khoản cho vay giảm 22,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.434,2 tỷ đồng về 4.820,2 tỷ đồng; tiền và các khoản tương đương tiền giảm 64,7% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.210 tỷ đồng về 658,8 tỷ đồng; các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) ghi nhận giảm 47,7% so với đầu năm, tương ứng giảm 526,3 tỷ đồng về 578,1 tỷ đồng và các biến động khác.
Trong danh mục tự doanh 578,1 tỷ đồng, chủ yếu là 328 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu MSH; 70 tỷ đồng đầu tư mua trái phiếu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam…
Được biết, đầu năm Chứng khoán FPT ghi nhận sở hữu danh mục đầu tư 512,79 tỷ đồng vào cổ phiếu MSH, cuối quý III ghi nhận giá trị đầu tư 328 tỷ đồng vào cổ phiếu MSH. Như vậy, giá trị khoản đầu tư đã giảm 184,79 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng giảm hơn 36% giá trị.
Thực tế, nếu tính theo kỳ báo cáo 9 tháng từ 1/1 đến 30/9, cổ phiếu MSH đã giảm 35,1% từ 52.730 đồng về 34.200 đồng/cổ phiếu.
Về phần nguồn vốn, khoản mục các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn cũng giảm 66,3% so với đầu năm, tương ứng giảm 3.551 tỷ đồng về 1.805,1 tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng nguồn vốn.
Nhà đầu tư hiện hữu chỉ mua được 97,8% tổng lượng cổ phiếu chào bán
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên đầu năm, Chứng khoán FPT thông qua kế hoạch chào bán 14.756.729 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian dự kiến trong năm 2022.
Toàn bộ số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng để bổ sung vốn cho hoạt động cho nhà đầu tư vay giao dịch ký quỹ.
Kết thúc đợt chào bán ngày 30/8/2022, Công ty đã phát hành 14.433.185 cổ phiếu trong tổng 14.756.729 cổ phiếu chào bán, còn lại 323.544 cổ phiếu không chào bán được. Như vậy, tỷ lệ phân phối cho cổ đông hiện hữu là 97,8% tổng lượng chào bán.
Công ty tiếp tục chào bán 322.703 cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư, còn lại 841 cổ phiếu không chào bán được.
Như vậy, sau chào bán, Chứng khoán FPT có hai cổ đông lớn là SBI Finacial Services Co., LTD sở hữu 21,43% vốn điều lệ; CTCP FPT sở hữu 17,9% vốn điều lệ; và còn lại 60,67% thuộc về nhóm cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Đóng cửa phiên giao dịch sáng ngày 21/10, cổ phiếu FTS đang giảm sàn 2.050 đồng về 27.750 đồng/cổ phiếu.
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy