Mới đây, CTCP Chứng khoán MB (HoSE: MBS) đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2023, theo đó doanh thu quý này của công ty ghi nhận tăng 25% so với cùng kỳ lên 539 tỷ đồng, đáng chú ý là doanh thu môi giới tăng trưởng 42% lên 214 tỷ đồng, đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu.
Tuy nhiên, lãi cho vay và lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) lần lượt đạt 185 tỷ đồng và 26 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% và 18% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có khoản lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) có mức tăng mạnh nhất 78% lên xấp xỉ 50 tỷ đồng.
Đi cùng với doanh thu, chi phí hoạt động của MBS cũng tăng 14% lên 173 tỷ đồng, trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là chi phí môi giới với 151 tỷ đồng, tăng 23% so với quý III/2022.
Sau khi trừ đi mọi chi phí, MBS báo lãi sau thuế quý III/2023 đạt 166 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của MBS lại có kết quả đi lùi 18% và 7% xuống còn 1.276 tỷ đồng và 411 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, so với kết quả đạt được trong hơn nửa năm 2023, công ty đã hoàn thành 47% chỉ tiêu doanh thu và 57% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Tại thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản của MBS tăng nhẹ 16% lên 12.405 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng lớn nhất là các tài sản tài chính với 11.487 tỷ đồng, và riêng hoạt động tự doanh có giá trị tài sản FVTPL đạt gần 1.012 tỷ đồng, tăng nhẹ 45 tỷ đồng so với cuối quý trước.
Trong đó, cổ phiếu niêm yết đạt gần 29 tỷ đồng, tăng hơn 28 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Danh mục chủ yếu nắm giữ các cổ phiếu như ACB, SSI, DIG, CTG, VCG, VND,…., hầu hết đang có lãi hoặc chỉ lỗ nhẹ. Ngoài ra, công ty còn sở hữu thêm 810 tỷ đồng là chứng chỉ tiền gửi và gần 201 tỷ đồng trái phiếu niêm yết.
Khoản mục tài sản tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) của MBS ghi nhận 2.434 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với hồi đầu năm, bao gồm hơn 1.000 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và 666 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.
Đồng thời, MBS nắm giữ hơn 1.764 tỷ đồng tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), tăng hơn 300 tỷ đồng so với hồi đầu năm, bao gồm 118 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết của CTCP Cảng Tân Cảng Hiệp Phước, TCT Công nghệ Năng lược Dầu khí, Chế biến thủy sản út Xi, Công nghiệp cao su COECCO, Viet Lotus,… và 1.331 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết.
Tại mục các khoản cho vay, dư nợ cho vay margin và ứng trước tiền bán tại cuối quý III của MBS tăng gần gấp đôi so với hồi đầu năm lên hơn 6.500 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay margin đạt 6.367 tỷ đồng.
Theo công bố từ HoSE, trong quý III, MBS đã vươn lên vị trí top 5 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo. Theo đó công ty đạt thị phần 5,09%, cải thiện nhẹ so với mức 4,85% trong quý II trước đó.
Tác giả: Phạm Hồng Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy