Dòng sự kiện:
Chứng khoán sáng 12/8: Áp lực chốt lời gia tăng, thị trường chao đảo
12/08/2016 13:41:15
Với sự hỗ trợ của các mã lớn, VN-Index tiếp tục tăng mạnh khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên, khi VN-Index tiến sát mốc 670 điểm, áp lực chốt lời gia tăng mạnh khiến VN-Index lao mạnh.

Tin liên quan

Kết thúc phiên giao dịch thứ Năm (11/8), giá dầu thế giới tăng vọt gần 5% sau nhận định của Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê út về khả năng thực hiện các biện pháp nhằm ổn định giá dầu và dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) về việc thị trường dầu có thể trở về vị trí cân bằng trong thời gian tới.

Cũng trong ngày này, việc giá dầu tăng mạnh cộng với thông tin dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan khiến tất cả 3 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ lần đầu tiên đồng loạt leo lên mức cao kỷ lục. Cùng với đó, các chỉ số chứng khoán châu Á và châu Âu cũng đồng loạt khởi sắc.

Hòa với đà tăng giá chung của thị trường thế giới, cùng đà tăng tích cực có được những phiên giao dịch trước đó, VN-Index tiếp tục tăng mạnh cả về điểm số và thanh khoản ngay khi bắt đầu phiên giao dịch sáng nay 11/8.

Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 4,9 điểm (+0,74%) lên 665,14 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 3,76 tỷ đồng, giá trị 105,8 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh, đà tăng của VN-Index tiếp tục được nới rộng với mức tăng gần 9 điểm, tiến sát mốc 670 điểm. Tuy nhiên, ngay khi đến gần ngưỡng kháng cự này, áp lực bán đã gia tăng, đẩy lùi VN-Index về gần mốc tham chiếu.

Cổ phiếu VNM và nhóm dầu khí chính là động cơ chính đẩy VN-Index bay cao. Có thời điểm, VNM đã tăng tới 6.000 đồng lên 175.000 đồng/CP, còn GAS cũng tăng 3.500 đồng lên 65.500 đồng/CP, PVD tăng 1.600 đồng lên 28.800 đồng/CP. Tuy nhiên, sau đó áp lực chốt lời khiến đà tăng của các mã này bị chặn lại. VNM hiện chỉ còn tăng 3.000 đồng và khớp lệnh 1,44 triệu đơn vị, giá trị giao dịch chiếm gần 50% tổng giá trị giao dịch của HOSE. Còn GAS tăng 1.500 đồng và PVD tăng 1.000 đồng.

HPG và HSG cũng giữ được đà tăng khá tốt, thanh khoản duy trì ở mức cao khi cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Ngược lại, áp lực bán mạnh khiến khá nhiều mã bleuchips khác quay đầu giảm điểm hoặc đứng giá tham chiếu như VIC, MSM, VCB, BVH, CTG…

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch diễn ra không nhanh, trong đó nổi bật vẫn là các mã như HHS, HAG, FLC, VHG, KBC, ITA, HBC…

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng chịu sự rung lắc mạnh, song nhờ nhóm cổ phiếu dầu khí và các bluechips như HUT, VCB, nên chỉ số này đang cố cầm cự sắc xanh. HUT và PSV đang là 2 trụ đỡ chính khi tăng khá ổn và thanh khoản cao.

Dần về cuối phiên, áp lực bán càng được mở rộng, vì vậy, đà tăng của VN-Index càng bị hạn chế, trong khi HNX-Index thậm chí còn quay đầu giảm điểm. Điểm tích cực là lực cầu vẫn hoạt động khá tốt, giúp thanh khoản thị trường duy trì sự ổn định.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 1/8, VN-Index tăng 1,36 điểm (+0,21%) lên 661,6 điểm. Chỉ số VN30-Index tăng 0,67 điểm (+0,11%) lên 645,77 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 67,84 triệu đơn vị, giá trị 1.519 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn 83,15 tỷ đồng.

Ngược lại, HNX-Index giảm 0,28 điểm (-0,33%) xuống 82,97 điểm. Tuy nhiên, chỉ số HNX-Index tăng 0,08 điểm (+0,05%) lên 152 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 29,23 triệu đơn vị, giá trị 325,79 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn chỉ gần 8 tỷ đồng.

Áp lực bán gia tăng khiến độ rộng tăng giá của VN-Index trở nên khá tiêu cực trong thời điểm cuối phiên sáng, với 124 mã giảm so với 84 mã tăng giá.

Góp phần chính trong việc giữ sắc xanh cho VN-Index là các mã VNM, GAS, PVD, HPG.

VNM giữ được mức tăng 3.000 đồng lên 172.000 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2 triệu đơn vị. Trong đó, khối ngoại giao dịch mạnh với hơn 1 triệu đơn vị được mua vào và 0,78 triệu đơn vị được bán ra. GAS tăng 1.500 đồng lên 63.500 đồng/CP.

PVD tăng 800 đồng lên 28.000 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,2 triệu đơn vị. HPG tăng 500 đồng lên 46.500 đồng/CP và khớp lệnh 2,36 triệu đơn vị.

HSG đã lùi về tham chiếu và khớp 1,24 triệu đơn vị. Tương tự là VIC, SSI, REE, MBB, DPM…

Các mã MSN, VCB, BVH, CTG, CII, NT2, SBT… giảm điểm, trong đó NT2 giảm mạnh 1.400 đồng xuống 34.700 đồng/CP. CII giảm nhẹ 100 đồng về 25.400 đồng/CP và khớp lệnh 2,34 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu nhỏ, đa phần áp lực chốt lời khiến nhóm này giảm điểm hoặc đứng tham chiếu.

ITA khớp lệnh 4,7 triệu đơn vị, mạnh nhất thị trường, kết phiên đứng giá tham chiếu 5.200 đồng/CP. KBC giảm 200 đồng về 17.700 đồng/CP và khớp lệnh 3,2 triệu đơn vị. DLG kịp thoát mức giá sàn, còn giảm 300 đồng về 6.000 đồng/CP và khớp 2,6 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, áp lực là khá lớn, song nhờ lực đỡ của nhóm dầu khí, cổ phiếu HUT và VCG, nên chỉ số HNX-Index được hãm bớt đà rơi.

Trong đó, PVS tăng 500 đồng lên 20.700 đồng/CP và khớp lệnh 1,8 triệu đơn vị. HUT và VCG cùng tăng 200 đồng và đều khớp hơn 2,7 triệu đơn vị.

SHB khớp mạnh nhất sàn với hơn 2,9 triệu đơn được khớp và đứng giá tham chiếu 5.600 đồng/CP. Một số mã có thanh khoản tốt khác là KLF, SCR, HKB, song cũng giảm điểm hoặc đứng mốc tham chiếu.

Theo Đầu tư chứng khoán

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến