Tin liên quan
Qua hệ thống thư điện tử và tin nhắn chủ động cuối tuần qua và đầu tuần này, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã khuyến cáo khách hàng không cung cấp tên hay mật khẩu truy cập ngân hàng điện tử (Internet Banking), mã mật khẩu một lần (OTP), số thẻ ngân hàng bằng bất cứ hình thức nào qua điện thoại, email, mạng xã hội hay những website, đường link lạ.
Vietcombank cho biết gần đây đã ghi nhận một số trường hợp giao dịch giả mạo ngân hàng điện tử bằng nhiều chiêu thức lừa đảo khác nhau.
Những chiêu thức phổ biến hiện nay là giả mạo cán bộ Vietcombank gọi điện/nhắn tin cho khách hàng thông báo khách hàng có khoản tiền chuyển nhầm đến tài khoản/khoản tiền chuyển cho chính khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tên đăng nhập, mật khẩu dịch vụ VCB-iB@nking và mã OTP để nhận tiền hoặc nhận khuyến mại/quà tặng/trúng thưởng...
Hoặc đối tượng lừa đảo giả mạo thông báo tài khoản VCB-iB@nking của khách hàng bị xâm nhập trái phép, hoặc sắp hết hiệu lực và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để xác nhận lại thông qua đường link độc hại.
Một hình thức khác là giả mạo người thân gửi tin nhắn qua mạng xã hội thông báo có tiền chuyển từ nước ngoài về hoặc cần sự hỗ trợ về tài chính và yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật cá nhân để nhận tiền.
Đáng chú ý là hình thức giả mạo màn hình ứng dụng, màn hình đăng nhập dịch vụ VCB-iB@nking bằng cách gửi email từ một địa chỉ email mạo danh Vietcombank tới khách hàng trong đó chứa đường link giả mạo nhằm lừa khách hàng tiết lộ các thông tin bảo mật sử dụng dịch vụ.
Đây không phải lần đầu Vietcombank gửi tin nhắn cảnh báo trên toàn hệ thống về nguy cơ mất an toàn thông tin thẻ này.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam ghi nhận xu hướng lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản qua thẻ và tài khoản. (Ảnh: Thời báo today)
Bên cạnh đó, từ đầu tháng 8 đến nay, hệ thống ngân hàng đang ghi nhận xu hướng lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản qua thẻ và tài khoản được thực hiện bởi các tổ chức tội phạm trong, ngoài nước để cảnh báo và bảo vệ khách hàng của mình, đặc biệt sau vụ hacker tấn công Vietnam Airlines cuối tháng trước.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, dù Vietnam Airlines khẳng định dữ liệu của khách hàng đã thanh toán tại website không bị ảnh hưởng nhưng ngân hàng này sẽ miễn phí phát hành lại thẻ cho khách hàng nhằm hỗ trợ hạn chế tối đa nguy cơ mất dữ liệu thẻ.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết đang tiến hành phát hành thẻ mới miễn phí cho những khách hàng có nguy cơ cao để bảo đảm sự an toàn, tiện lợi của chủ thẻ. Techcombank cũng đã, đang áp dụng các biện pháp giám sát chặt những giao dịch của chủ thẻ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và cảnh báo tới chủ thẻ đối với các giao dịch bất thường.
Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) cũng khuyến nghị khách hàng nên đổi thẻ tín dụng mới nếu từng giao dịch để mua vé trên website của Vietnam Airlines. Đơn vị này cam kết sẽ hỗ trợ 60% phí đổi thẻ nhằm đảm bảo an toàn thông tin.
Trong khi đó, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng vừa gửi email nêu 4 bước để khách hàng bảo vệ an toàn thẻ. Nhà băng này khuyến cáo, khách hàng chỉ cung cấp thông tin cho các website có địa chỉ bắt đầu với https:// hoặc có biểu tượng hình chìa khoá ở đầu thanh địa chỉ. Ngoài ra, đơn vị cũng khuyên không nên thực hiện giao dịch thẻ trên các thiết bị kết nối Internet công cộng và khách hàng có thể khoá tính năng thanh toán trực tuyến của thẻ nếu không có nhu cầu sử dụng.
Còn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đơn vị này cũng đưa ra hàng loạt khuyến cáo với khách hàng. Nhà băng này cho biết, khi nhận số điện thoại lạ, khách hàng cần bình tĩnh để phán xét tình hình và tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản của người lạ. Đồng thời, khách hàng cũng không nên đứng tên hộ người khác để mở tài khoản ngân hàng.
Trước khi các ngân hàng gửi cảnh báo tới các khách hàng, ngày 30/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản số 1002/CNTH8 về việc cảnh báo tình hình tội phạm tấn công các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) quan trọng của Việt Nam gửi các tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian thanh toán.
Trong đó nêu rõ, ngày 29/7/2016, hệ thống CNTT của Vietnam Airlines và một số hệ thống CNTT của Việt Nam đã bị tin tặc tấn công. Để đảm bảo an toàn hệ thống CNTT ngành ngân hàng, Cục Công nghệ tin học Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian thanh toán thực hiện ngay việc rà soát, kiểm tra tình hình an toàn, an ninh hệ thống CNTT của đơn vị mình, đặc biệt là các hệ thống cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên mạng Internet như hệ thống website, Internet Banking…
Ngoài ra, tăng cường các biện pháp an ninh bảo mật hệ thống CNTT, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục, dữ liệu được sao lưu và phục hồi khi cần thiết.
Bên cạnh đó, phân công cán bộ trực 24/7 và tăng cường các biện pháp giám sát, theo dõi hoạt động và nhật ký (log) của các hệ thống CNTT quan trọng để kịp thời phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật, các truy nhập trái phép, các cuộc tấn công nếu có.
Nên đọc
Diệu Ly (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy