Tin liên quan
Giống như đợt tăng trước đó, việc VN-Index liên tiếp thất bại khi chinh phục ngưỡng 580 điểm đã khiến áp lực bán gia tăng, đẩy thị trường quay đầu.
Trong ngày thứ Hai, khi thị trường chứng khoán Việt Nam nghỉ lễ, thì chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ. Chứng khoán Nhật Bản lao dốc mạnh hơn 3% do ảnh hưởng của những trận động đất mạnh, gây thiệt hại nặng nề cả về người và kinh tế. Chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục cũng giảm khá mạnh do tác động của nhóm cổ phiếu năng lượng, cũng như áp lực chốt lời sau tuần tăng giá tốt trước đó.
Trong phiên sáng nay, nhiều người kỳ vọng đà giảm liên tiếp 4 phiên của giá dầu sẽ dừng lại nhờ cuộc đình công trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Kuwait. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu chỉ duy trì được ít phút, khi giá dầu thô WTI vượt qua ngưỡng 40 USD/thùng đã nhanh chóng bị đẩy trở lại.
Tác động từ giá dầu gây áp lực lên nhóm cổ phiếu dầu khí đang niêm yết trên sàn và khiến VN-Index mở cửa trong sắc đỏ trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới.
Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 1,54 điểm (-0,27%), xuống 578,32 điểm với sắc đỏ gấp 2 lần sắc xanh. Thanh khoản cũng chỉ ở mức trung bình với 4,6 triệu đơn vị, giá trị 67,94 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, áp lực bán gia tăng và lan rộng ra khắp bảng điện tử, số mã giảm lên tới hơn 130 mã trên HOSE, gấp 3 lần số mã tăng, khiến đà giảm của VN-Index được nới rộng.
VN-Index có lúc đã xuyên qua ngưỡng 575 điểm và lùi về gần ngưỡng hỗ trợ 570 điểm. Tuy nhiên, khi chưa kịp về 572 điểm, lực cầu bắt đáy nhỏ đã giúp đà giảm của chỉ số này chựng lại.
Trên HNX, nhờ sự hỗ trợ của một vài mã bluechip như ACB, VCS, PHP, nên đôi lúc HNX-Index cũng đã có sắc xanh trong nửa đầu phiên sáng. Tuy nhiên, trước áp lực bán khá mạnh diễn ra ở đa số các mã còn lại, nhất là nhóm dầu khí, HNX-Index cũng không thể duy trì được đà tăng lâu.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 2,82 điểm (-0,49%), xuống 577,04 điểm với 63 mã tăng, trong khi có tới 145 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 70 triệu đơn vị, giá trị 1.165 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đón góp 7,45 triệu đơn vị, giá trị 132 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,26 điểm (-0,33%), xuống 80 điểm với 60 mã tăng và 111 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 23,7 triệu đơn vị, giá trị 250,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,2 triệu đơn vị, giá trị 18,2 tỷ đồng.
Trong nhóm bluehcip, VCB với kết quả kinh doanh quý I khả quan được công bố tại cuộc họp ĐHCĐ cuối tuần trước có được đà tăng khá tốt, đóng vai trò “má phanh” giúp chặn đà giảm của VN-Index. Chốt phiên, VCB tăng 1,18%, lên 43.000 đồng. Ngoài VCB, sắc xanh nhạt cũng chỉ xuất hiện thêm tại 2 bluechip khác là FPT và DPM, trong khi MSN và VNM trở lại tham chiếu.
Nhóm dầu khí dĩ nhiên đang chịu áp lực lớn nhất, trong đó GAS giảm 3,67%, xuống 44.600 đồng, PVD giảm 4,58%, xuống 22.900 đồng…
Nhóm cổ phiếu thị trường dù không chịu áp lực bán lớn, nhưng lực mua cũng rất dè dặt khiến các mã này lình xình với thanh khoản thấp. Mã có thanh khoản tốt nhất HOSE sáng nay là FLC cũng chỉ được khớp hơn 3,5 triệu đơn vị, tiếp đó là VHG với hơn 2 triệu đơn vị. Trong khi FLC đứng ở mức tham chiếu, thì VHG giảm nhẹ 1 bước giá.
Trong khi đó, sự khởi sắc tiếp tục được duy trì tại ASP, KMR và ATA, cùng với sự tham gia mới của AGM. Một vài mã bất động sản nhỏ khác cũng đang đi ngược xu hướng chung như DRH, NVT.
TTF sau thông tin Tập đoàn Vingroup sẽ nắm giữ tới 60% vốn điều lệ mới cũng có mức tăng ấn tượng khi lên mức giá trần 27.300 đồng khá sớm. Hiện mã này đang còn dư mua giá trần trong khi bên nắm giữ găm hàng.
Nhóm dầu khí trên sàn này như PVS, PVB, PVC, PGS đều giảm khá mạnh, trong đó giảm mạnh nhất là PVB với mức giảm trên 4%. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thị trường cũng không quá thu hút dòng tiền khiến thanh khoản thị trường ở mức thấp.
Chốt phiên sáng, chỉ có 5 mã được khớp trên 1 triệu đơn vị là TVC, SCR, PVX, KLF và KLS, trong đó TVC đứng đầu, cũng chỉ với hơn 1,2 triệu đơn vị được khớp.
Điểm tích cực là nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua vào khá tốt trong sáng nay. Trên HNX, họ mua ròng gần 1,3 triệu đơn vị, trong khi trên HOSE, khối này mua vào 6,55 triệu đơn vị (sàn HOSE chưa có dữ liệu bán ra của khối ngoại), trong đó FLC được mua vào mạnh nhất với hơn 1,16 triệu đơn vị.
Nên đọc
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy