Tin liên quan
Ngày 28/11/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 75/NĐ-CP thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Từ đó, ngày 28/11 đã được lựa chọn là ngày Chứng khoán Việt Nam.
Ngày hôm nay (28/11/2016) là cột mốc đánh dấu chặng đường 20 năm phát triển của thị trường. Nhiều người kỳ vọng thị trường sẽ có phiên giao dịch khởi sắc để mừng tuổi mới, nhưng diễn biến thị trường lại hoàn toàn trái ngược. Ngay khi bước vào phiên giao dịch đầu sáng nay, lực bán đã ồ ạt được tung ra, khiến thị trường giảm ngay khi mở cửa, bất chấp thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt tăng điểm và phố Wall liên tiếp thiết lập mức cao kỷ lục mới.
VN-Index chốt phiên sáng đầu tuần bằng mức giảm tới 1,49%, VN30 giảm 1,5%. Đây là mức điều chỉnh rất mạnh vì có sự hiệp đồng của rất nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, cũng như độ rộng toàn thị trường cực hẹp.
Chỉ riêng VNM giảm giá sáng nay đã lấy đi gần 2,3 điểm cửa VN-Index, hay gần 0,4%. Hiệu ứng của VNM đáng lo ngại hơn, đẩy hàng trăm cổ phiếu tụt giá.
Không chỉ dừng lại ở VNM, nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh bán ra ở hàng loạt mã khác, từ bluechip cho tới cổ phiếu vừa và nhỏ, từ các mã BVH, PVD, STB, SBT, VCB, đến DLG, HQC. Chỉ số VN30 tuy đã hạn chế phần nào vốn hóa của các mã lớn nhất mà vẫn giảm tới 1,5%.
Ảnh hưởng thứ hai sau VNM là ROS, đang giảm 5,87%. Vốn hóa của ROS chỉ hơn một phân tư của VNM, nhưng mức giảm giá quá lớn khiến vốn hóa cũng tụt 3.182 tỷ đồng. ROS lấy đi khoảng 0,23% từ VN-Index.
Trong nhóm bluechip, sắc xanh le lói chỉ còn xuất hiện ở một vài mã như GMD tăng 0,36%, PPC tăng 0,31%. Hai mã này vừa tăng nhẹ, vốn hóa lại quá nhỏ, chỉ trên dưới 5.000 tỷ đồng, thậm chí không bằng mức tụt giảm ở VNM.
Chốt phiên, VN-Index giảm 10,07 điểm (-1,49%), xuống 665,80 điểm với 48 mã tăng, trong khi có tới 173 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 52,5 triệu đơn vị, giá trị 1.089,94 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,4 triệu đơn vị, giá trị 90 tỷ đồng.
Trên HNX-Index sáng nay, tuy có được sắc xanh nhạt trong ít phút đầu phiên nhưng ngay khi sàn HOSE khớp lệnh với áp lực bán mạnh, sàn HNX cũng nhanh chóng đảo chiều.
Duy chỉ có PVB ngược dòng thành công, đóng cửa tăng nhẹ 1,75%, còn lại các cổ phiếu quan trọng nhất trên HNX đều giảm mạnh. Cụ thể, ACB giảm 1,03%, SHB giảm 1,92%, PVS giảm 1,14%, PVC giảm 1,2%, NTP giảm 1,86%...
Trong khi đó, đi ngược lại với xu hướng chung của thị trường, một số mã có tính đầu cơ cao trên sàn này lại vẫn có sắc tím như NHP và đặc biệt là KLF. Trong khi thị trường chung giao dịch tiêu cực thì KLF vẫn vững vàng ở mức giá trần và khớp lệnh mạnh nhất thị trường, đạt gần 4,6 triệu cổ phiếu.
Đóng cửa phiên sáng, HNX-Index giảm 0,44 điểm (-0,55%), xuống 80,55 điểm với 43 mã tăng và 87 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,3 triệu đơn vị, giá trị 200,2 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,1 triệu đơn vị, giá trị 24,8 tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường cũng suy yếu nghiêm trọng. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn giảm khoảng 19% so với sáng phiên trước, đạt 1.200,3 tỷ đồng. VNM và ROS chiếm gần 29% quy mô giao dịch này.
Nên đọc
Diệu Ly
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy