Tin liên quan
Thị trường tiếp tục thêm một lần thử thách thất bại trước ngưỡng 600 điểm bởi áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên hôm qua (27/4). Mặc dù vậy, thanh khoản thị trường vẫn duy trì tích cực, cùng dòng vốn ngoại đã trở lại trạng thái mua ròng nhẹ trên cả hai sàn sau phiên bán ròng kỷ lục trước đó.
Trong khi thị trường thiếu vắng thông tin tích cực từ trong nước thì chứng khoán quốc tế đang khởi sắc nhờ tiếp nhận thông tin hỗ trợ. Cụ thể, sau cuộc họp 2 ngày, trong thông báo phát đi ngày hôm qua, Fed cho biết, giữ nguyên lãi suất như hiện nay.
Bên cạnh đó, thông tin kho dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước giảm khiến giá dầu thô có lúc tăng khá mạnh. Tuy về cuối phiên đà tăng bị hãm lại sau khi Cơ quan Năng lượng Mũ chính thức công bố kho dự giữ dầu thô của Mỹ tuần trước tăng 2 triệu, lên đỉnh cao 540,6 triệu thùng. Dù vậy, sự hồi phục của giá dầu thô lên mức 45,33 triệu USD/thùng đã tác động tích cực đến diễn biến giá các cổ phiếu dầu khí trong nước trong phiên sáng nay.
Bước vào phiên giao dịch sáng 28/4, các cổ phiếu họ P đang là điểm tựa chính dẫn dắt thị trường hồi phục sắc xanh. Tuy nhiên, lực cầu khá yếu bởi tâm lý thận trọng khiến độ rộng thị trường khá hẹp.
Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 1,02 điểm (+0,17%), tạm đứng ở mức 594,98 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 5,12 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 112,15 tỷ đồng.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, sắc xanh vẫn chỉnh hơn trên thị trường, đà tăng nhẹ của các chỉ số vẫn duy trì nhờ các cổ phiếu bluechip.
Trong đó, hai cổ phiếu trụ cột ngành dầu khí là PVD và GAS đang hỗ trợ tốt cho thị trường với mức tăng tích cực tương ứng 1,2% và 4%. Các cổ phiếu họ P trên HNX như PVC, PVS, PVB cũng đều giao dịch trong sắc xanh.
Điểm sáng trong phiên giao dịch sáng nay là FPT. Cuộc họp của HĐQT Công ty diễn ra ngày 26/4 đã thông qua phương án chia cổ tức còn lại năm 2015 bằng tiền mặt 10%. Thời điểm chốt danh sách cổ đông là ngày 30/5 và thời gian thanh toán được thực hiện từ 10/6. Đồng thời, HĐQT cũng thông qua phương án phát hành thêm gần 60 triệu cổ phiếu trả cổ tức 15% từ nguồn lợi nhuận để lại cho cổ đông.
Với thông tin tích cực trên, lực cầu hấp thị FPT tăng mạnh. Không chỉ khối nội, khối ngoại cũng đua mua FPT. Sau gần 50 phút giao dịch phiên sáng, FPT đã tăng 2,52% với khối lượng khớp lệnh hơn 2 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường và nhà đầu tư nước ngoài mua vào gần 1 triệu đơn vị.
Sau hơn 1 giờ tăng mạnh đầu phiên, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và nhanh chóng đảo chiều giảm điểm trước áp lực chốt lời, các cổ phiếu bluechip cũng không còn vững chắc để hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, về cuối phiên, thị trường đã hồi phục, cả hai chỉ số đều lấy lại sắc xanh nhưng đều trong trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng”
Chốt phiên giao dịch, sàn HOSE có 73 mã tăng và 123 mã giảm, trong đó nhóm VN30 có 9 mã tăng và 15 mã giảm. Chỉ số VN-Index tăng 1,19 điểm (+0,2%) lên 595,15 điểm với thanh khoản giảm đáng kể đạt 53,13 triệu đơn vị, trị giá 1.063,13 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 3,17 triệu đơn vị, trị giá 174,25 tỷ đồng với sự đóng góp tích cực của 1,21 triệu cổ phiếu FPT, trị giá 61,41 tỷ đồng và 0,85 triệu trái phiếu VIC11504, trị giá 93,33 tỷ đồng.
Sàn HNX có 67 mã tăng và 82 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 0,04 điểm (+0,05%) lên 80,33 điểm. Thanh khoản cũng giảm đáng kể so với phiên sáng qua với tổng khối lượng giao dịch đạt 20,61 triệu đơn vị, trị giá 242,19 tỷ đồng.
Bên cạnh cặp đôi PVD và GAS vẫn duy trì đà tăng mạnh, thị trường còn nhận được lực đỡ từ một số ông lớn khác đã đảo chiều tăng điểm như VNM, VCB, BVH, đã hỗ trợ tích cực giúp VN-Index vực dậy về cuối phiên.
Thanh khoản trên cả hai sàn giảm mạnh so với phiên sáng qua. Trong đó, trên sàn HOSE, FPT vẫn là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất với 2,67 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Trên HNX, 2 cổ phiếu có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị là SCR và KLF lần lượt chuyển nhượng thành công 2,16 triệu đơn vị và 2,06 triệu đơn vị.
Một số cổ phiếu đáng chú ý như NVT, sau 8 phiên liên tiếp tăng trần đã chịu áp lực chốt lời mạnh. Với mức giảm 6,9%, NVT lùi về mức giá sàn 2.700 đồng/Cp với khối lượng khớp 1,38 triệu đơn vị.
Trong khi đó, cổ phiếu tí hon khác ATA tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và ghi nhận phiên giảm sàn thứ 7 liên tiếp. Với mức giảm 6,5%, ATA đứng ở mức giá 4.300 đồng/CP và chỉ khớp 14.500 đơn vị, dư bán sàn 0,96 triệu đơn vị. Tương tự BGM cũng giảm sàn phiên thứ 6 liên tiếp với lượng khớp 0,15 triệu đơn vị và dư bán sàn tới gần 1,9 triệu đơn vị.
Cặp đôi HAG-HNG cũng đảo chiều giảm điểm sau 1 tuần tăng điểm liên tiếp. Trong đó, HAG giảm 2,5% xuống 7.800 đồng/CP và khớp 2,56 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản trên thị trường; còn HNG giảm 1,2% xuống 8.100 đồng/CP và khớp 1,75 triệu đơn vị.
Nên đọc
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy