SBS tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 lần thứ hai bất thành.
Cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS-sàn UPCoM) chưa thể tiến hành dù đã tổ chức lần thứ 2.
Theo đại diện Ban thẩm tra tư cách cổ đông, tại thời điểm 9h45, số cổ đông tham dự và ủy quyền tham dự đại hội là 288 cổ đông, đại diện cho 7,81% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết.
Số lượng cổ đông tới tham dự cao hơn lần 1 và cũng khá lớn so với các cuộc họp thông thường nhưng số cổ phần nắm giữ của các cổ đông trên lại chưa đến 10%.
SBS sẽ triệu tập cuộc họp lần 3 vào ngày 3/6 tới. Theo quy định, phiên họp ĐHĐCĐ lần thứ ba chắc chắn sẽ được tổ chức, bất kể tỷ lệ tham dự.
Cơ cấu cổ đông tại công ty chứng khoán này đã có sự thay đổi lớn khi các cổ đông lớn lần lượt rút lui. Số lượng cổ đông tăng vọt từ con số hơn 3.500 hồi cuối năm 2020 lên 28.119 nhà đầu tư tại ngày 31/12/2021.
Theo số liệu cập nhật tại báo cáo thường niên năm 2021, SBS chỉ còn duy nhất 1 cổ đông lớn sở hữu 7,2% vốn. Trong khi cách đó một năm, 4 cổ đông lớn nắm giữ 58,8% vốn điều lệ. Sacombank đã liên tục thoái vốn tại SBS từ giữa năm 2021.
Công ty cũng không còn cổ đông nào sở hữu 1-5% vốn, trong khi nhóm này trước đây nắm gần 14% vốn điều lệ của công ty. Tới 92,3% vốn điều lệ của SBS tương đương số lượng cổ phiếu gần 117 triệu đơn vị đang nằm trong tay các nhà đầu tư có tỷ lệ sở hữu dưới 1%.
Đợt thay máu cổ đông khi hàng loạt cổ đông lớn ra đi, trong khi chưa thực sự xuất hiện một nhóm mới thay thế đã khiến cơ cấu cổ đông của SBS trở nên phân mảnh.
Giá cổ phiếu SBS cũng ghi nhận sự thay đổi chóng mặt trong một năm rưỡi qua khi từ mức giá “trà đá” 1.000-2.000 đồng/cổ phiếu tăng lên gần 18.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 11/2021. Tuy vậy, cổ phiếu này cũng nhanh chóng “bốc hơi” và chỉ còn giao dịch ở mức giá 7.500 đồng tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/5.
Kết quả kinh doanh năm 2021 dù đã có sự cải thiện nhờ tăng doanh thu mảng môi giới và cho vay margin, lợi nhuận của SBS vẫn chỉ ở mức khiêm tốn, đạt 7,6 tỷ đồng trong cả năm. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu gần 60 đồng.
SBS chịu tổn thất nặng nề năm 2011 với khoản lỗ riêng năm này lên tới hơn 1.600 tỷ đồng. Đến cuối năm 2021, khoản lỗ luỹ kế của công ty vẫn còn hơn 1.300 tỷ đồng. Quy mô vốn chủ sở hữu do vậy chỉ xấp xỉ 215 tỷ đồng. Năm 2022, SBS lên kế hoạch doanh thu thuần khoảng 250-350 tỷ đồng, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh SBS dự kiến khoảng 50-100 tỷ đồng với giả định VN-Index đạt từ 1.600-1.700 điểm.
Tờ trình phục vụ cuộc họp cổ đông năm 2022 đề ra kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phần, tương ứng 1.500 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ lên 2.760 tỷ đồng. Khả năng thành công của đợt phát hành khi giá cổ phiếu trên sàn đã rơi xuống dưới mệnh giá cùng tương lai của công ty chứng khoán này đặt ra dấu hỏi lớn.
Ngoài kế hoạch nâng cao năng lực tài chính, SBS cũng trình cổ đông thông qua đổi tên và thay đổi địa điểm trụ sở của Công ty. Tên công ty mới cũng được uỷ quyền cho HĐQT, Tổng giám đốc quyết định tên mới phù hợp với chiến lược phát triển kể từ năm 2022.
Tác giả: Thanh Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy