Quá trình tạo vùng cân bằng trong tuần rồi cũng không hề “dễ chịu” khi mở màn bằng một phiên tăng mạnh đột biến, rồi lại ít biến động trong hai phiên sau đó, rớt mạnh đột ngột ở phiên ngày thứ Năm (!) trước khi hồi phục tốt trong phiên cuối tuần. Tất cả diễn biến vừa nêu đều cho thấy tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) dù đã có cải thiện, vẫn ở trạng thái “khá mong manh” và họ có thể thay đổi quan điểm rất nhanh trước vài thông tin nhạy cảm trên thị trường.
Tổng kết cả tuần, VN-Index ghi nhận mức tăng 1,7% trong khi HNX-Index gần như không có thay đổi. Cần nhắc lại kết quả tính theo tuần vừa qua là tốt nhất trong hơn một tháng trở lại đây.
“Điểm trừ” và cũng là mảnh ghép chưa hoàn hảo theo quan điểm của người viết, tiếp tục thuộc về giao dịch của khối ngoại. Tính trong tuần, khối ngoại đã mua ròng trở lại 200 tỉ đồng trên HSX, nhưng nếu trừ đi thương vụ cá biệt tại VIS thì thực tế khối ngoại vẫn bán ròng khoảng gần 900 tỉ đồng tại HSX. Chính việc khối ngoại vẫn duy trì bán ròng đã khiến tâm lý của NĐT nhìn chung vẫn khá mỏng manh. Dù vậy cần lưu ý so với kết quả bán ròng kỷ lục tuần đầu tiên sau lễ (thực chất chỉ có ba phiên giao dịch) lên đến gần 1.800 tỉ đồng thì con số bán ròng ở tuần này đã giảm hơn phân nửa. Sẽ là tích cực hơn đáng kể nếu đà bán ròng của khối ngoại tiếp tục giảm mạnh thêm ở tuần tiếp theo và ngoạn ngục hơn là một kết quả mua ròng.
Xét ở góc độ kỹ thuật, việc VN-Index thử lại vùng hỗ trợ 1.000 điểm và thành công bật tăng ở phiên cuối tuần đã giúp củng cố đáng kể kịch bản đường giá đã thành công tìm được vùng cân bằng trên khu vực 1.000 điểm mà người viết đã đề cập ở tuần trước.
Ở một kịch bản trung tính, người viết nghiêng nhiều hơn về khả năng tiếp tục hồi phục trong tuần sau dành cho đường giá, sự kiện Vinhome sẽ niêm yết trong tuần sau (17-5) với mức vốn hóa “khủng” hơn 13 tỉ đô la được dự kiến sẽ tạo ra “trợ lực” đáng kể cho VN-Index trong phiên cuối cùng của tuần sau.
Một lần nữa, người viết đánh giá đang có khá nhiều các cơ hội giải ngân trở lại ở những cổ phiếu thật sự có nền tảng cơ bản tốt. Tỷ trọng cổ phiếu dù vậy vẫn chỉ nên duy trì ở mức nhỉnh hơn tiền trong bối cảnh chưa rõ ràng về động thái của khối ngoại trong giai đoạn hiện nay.
Khi “mảnh ghép” về khối ngoại được hoàn tất, cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu lên các mức cao hơn sẽ rõ nét hơn.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy