Ảnh minh họa.
Kể từ khi tạo đáy vào giữa tháng 7, chỉ số Vn-Index đã củng cố xu hướng hồi phục trong tháng 8 và đóng cửa ở mức 1.282,6 điểm tăng 6,3% so với đầu tháng.
Chứng khoán Việt tăng cao nhất nhì khu vực
Với hiệu suất này, Vn-Index đã có mức tăng cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực gồm Malaysia (FPMKLCI, +0,5% so với đầu tháng), Singapore (STI Index, +1,2%), Indonesia (JCI Index, +2,6%), Thái Lan (SET Index, +4,3%), và chỉ thấp hơn Phillipines (PCOMP, +6,9%), theo thống kê của VnDirect.
Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam, so với các thị trường khác được hỗ trợ bởi các yếu tố bao gồm kỳ vọng tăng trưởng GDP mạnh mẽ và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết khả quan trong Q3/2022, và các chính sách hiệu quả của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng đã củng cố niềm tin của thị trường.
Tính từ đầu năm đến nay, Vn-Index vẫn giảm 14,4% song mức giảm này đã được cải thiện về thứ hạng khi vượt qua Hàn Quốc (KOSPI Index, -16,7%) và chỉ số thị trường mới nổi MSCI (MXEF Index, -18,6%).
Xét theo nhóm vốn hóa, chỉ số Vn-Small (vốn hóa nhỏ) tăng 7,6% so với đầu tháng, trở thành nhóm vốn hoá hoạt động tốt nhất trong tháng 8. Chỉ số VnMid (vốn hoá trung bình) vượt trội hơn Vn-Index với mức tăng 6,8% so với đầu tháng, trong khi chỉ số VN30 (vốn hoá lớn) tăng 6,1%, mức tăng thấp hơn một chút so với Vn-Index.
Tỷ trọng giao dịch của nhóm VN30 đã giảm từ 37,6% trong tháng trước xuống còn 35,8% trong tháng 8. Điều này chứng tỏ dòng tiền đầu cơ đã quay trở lại thị trường trong tháng 8 và hướng nhiều hơn đến các cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ.
Lĩnh vực bán lẻ là ngành có có diễn biến kém tích cực nhất trong tháng 7, tuy nhiên, xu hướng đã được đảo ngược và bán lẻ trở thành lĩnh vực có hiệu suất cao nhất trong tháng 8 tăng 16,6%.
Phục hồi ấn tượng trong tháng 7, lĩnh vực Chứng khoán tiếp tục tăng mạnh
12,4% so với đầu tháng và trở thành top 2 ngành tích cực trong tháng 8. Diễn biến này được đóng góp bởi sự phục hồi của thanh khoản thị trường và thông tin về việc chu kỳ giao dịch được giảm xuống T+2 từ cuối tháng 8/2.
Các lĩnh vực khác giảm sâu trong tháng 7 như Dầu mỏ, Nước & khí đốt, Hóa chất đều chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 8. Ngược lại, chỉ có nhóm Dịch vụ y tế điều chỉnh trong tháng 8.
VCB là động lực chính của Vn-Index trong tháng 8. Với kỳ vọng là một trong những ngân hàng có thể được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng nhiều nhất, VCB đã tăng mạnh (+10%) và đóng góp nhiều nhất cho Vn-Index trong T8/22, tiếp theo là BCM (+23%), NVL (+12%), MWG (+18%) và GAS (+7%). Top 10 mã khác đóng góp nhiều cho chỉ số bao gồm VPB (+10%), HPG (+9%), BID (+6%), MBB (+10%) và MSN (+6%).
Ngược lại, VIB là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến Vn-Index, ghi nhận mức giảm 5% kể từ đầu tháng 8. Các mã khác bao gồm VJC (-2% sv đầu tháng), FLC (-23%), KDC (-4%), BVH (-1%), KBC (-2%), BAF (-10%), OCB (-1%), KOS (-4%) và ROS (-13%). Đáng chú ý, ROS (FLC Faros) sẽ bị hủy niêm yết từ 5/9 do vi phạm về công bố thông tin.
Nghành nào đang hút dòng tiền nhất?
Về thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân của ba sàn tăng 35,7% so với tháng trước lên 18.560 tỷ đồng trong đó HOSE 15.795 tỷ đồng/phiên, tăng 35,6% so với tháng trước; HNX 1.826 tỷ đồng/phiên, tăng 41,9% so với tháng trước; UPCOM 939 tỷ đồng/phiên, tăng 26,5%.
Trái ngược với tháng trước khi thanh khoản giảm ở hầu hết các ngành, tháng này thanh khoản tăng trở lại ở tất cả các nhóm ngành. Điều này cho thấy dòng tiền đã bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán nhờ sự cải thiện của các yếu tố cơ bản.
Ngành thép có thanh khoản tăng ấn tượng nhất tăng 79% so với tháng trước do đây là một trong những ngành có mức giảm sâu nhất tính từ đầu năm đến nay, do đó thu hút dòng tiền bắt đáy từ các nhà đầu tư trong tháng 8. Các ngành khác có thanh khoản tăng mạnh bao gồm Vật liệu xây dựng tăng 42% so với tháng trước, Vận tải tăng 41% và Chứng khoán tăng 36%.
Nhóm thép hút dòng tiền mạnh nhất trong tháng 8.
Ngược lại, nhóm cung cấp khí đốt tăng 8% và hóa chất tăng 4% so với tháng trước có mức cải thiện thanh khoản ít nhất trong tháng 8.
Trước đó, theo thống kê của FiinGroup trong tháng 8, khối tự doanh các công ty chứng khoán tiếp tục mua ròng tương đối mạnh trong phiên khớp lệnh nhờ giảm bán ra và tập trung mua ròng cổ phiếu nhóm Tài chính, Tiện ích và Thực phẩm & Đồ uống.
Top 10 cổ phiếu được tự doanh gom nhiều nhất trong tháng 8 vừa qua gồm HPG với giá trị 231 tỷ đồng, tiếp theo là MSN 164,3 tỷ đồng, VPB 154,6 tỷ đồng, DXG 130,9 tỷ đồng, NVL 104,1 tỷ đồng, VCI 86 tỷ đồng, VND 68 tỷ đồng, GAS 64,5 tỷ đồng, POW 52,6 tỷ đồng và STB 49,5 tỷ đồng.
Tác giả: An Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy