Dồn dập lập đỉnh lịch sử
Phiên giao dịch ngày 25/11, thị trường chứng khoán Việt Nam vô cùng sôi động và nhanh chóng vượt ngưỡng 1.500 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào các cổ phiếu blue-chips và áp đảo xu hướng bán chốt lời ở nhiều nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh trong nhiều tháng qua.
Sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản giúp chỉ số VN-Index tăng mạnh và thiết lập được mức đỉnh mới.
Đặc biệt, nhóm ngân hàng bứt phá chính là yếu tố chính giúp cân bằng lại thị trường khi áp lực chốt lời tăng vọt.
Theo SSI Research, tới cuối quý III, hầu hết các ngân hàng đều chạm đến hạn mức tín dụng năm 2021. Do đó, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ sớm nới hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng có chất lượng tài sản và các chỉ số an toàn tốt.
Trước đó, TTCK ghi nhận một đợt chốt lời cao chưa từng có. Có lúc thị trường giảm tới 32 điểm nhưng sức cầu bắt đáy rất lớn, dẫn tới một phiên giao dịch kỷ lục với 56,3 nghìn tỷ đồng (2,4 tỷ USD) giá trị cổ phiếu được chuyển nhượng. Đây cũng là bước ngoặt giúp thị trường chuyển đổi trạng thái mạnh mẽ, nhiều mã từ giảm sàn sang tăng trần.
Dòng tiền ồ ạt đổ vào chứng khoán.
Mốc tỷ USD (hơn 23 nghìn tỷ đồng) là mức thanh khoản rất cao nếu so với mức trung bình gần 6.200 tỷ đồng/phiên trong năm 2020 và khoảng 18 nghìn tỷ đồng/phiên trong 6 tháng đầu 2021.
Thống kê từ các công ty chứng khoán cho thấy, từ đầu năm tới nay, người dân đã chuyển thêm hàng chục nghìn tỷ (khoảng 3 tỷ USD) vào đầu tư chứng khoán. Đây là con số rất lớn và nó cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu trong nước đối với thị trường cổ phiếu.
Với nhà đầu tư mới, chứng khoán được xem là một kênh đầu tư ổn định. TTCK có quy mô ngày càng lớn hơn và không còn là một kênh cho những nhóm nhỏ lướt sóng. Trong 10 tháng đầu năm, tổng cộng có hơn 1,1 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới, bằng tổng số 3 năm trước đó cộng lại.
Mặc dù tâm lý trên thị trường được cải thiện rất nhiều nhưng trong phiên cuối tuần qua, một nỗi lo mới khiến VN-Index đánh mất mốc 1.500 điểm. Sự xuất hiện của chủng virus corona mới cùng áp lực bán ròng mạnh của khối ngoại đã tác động tiêu cực lên thị trường.
Nguy cơ từ sự khó lường của Covid
Chứng khoán Việt sôi động trong bối cảnh các TTCK thế giới tăng trưởng đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư. Đó là nhờ các gói bơm tiền quy mô chưa từng có, dòng tiền nhàn rổi lớn đổ vào cùng kết quả kinh doanh ấn tượng của các tập đoàn lớn. Giới đầu tư tiếp tục đặt kỳ vọng vào các chương trình kích cầu trên khắp thế giới.
Chứng khoán Mỹ ghi nhận nhiều phiên tăng điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq lần đầu vượt 16.000 điểm. Tuy nhiên, trong phiên cuối tuần, chỉ số Dow Jones quay đầu giảm 900 điểm, mức giảm tồi tệ nhất trong năm 2021, sau khi có thông tin về chủng virus mới.
VN-Index lần đầu lên trên ngưỡng 1.500 điểm.
Tại Việt Nạm, chứng khoán mất mốc 1.500 điểm trong phiên cuối tuần. Việc khối ngoại bán ròng mạnh trở lại và khối lượng giao dịch trong tuần qua giảm đáng kể khiến giới phân tích dự kiến thị trường sẽ rung lắc mạnh trong tuần mới.
Đại dịch Covid tiếp tục diễn biến phức tạp. Các quốc gia châu Âu đang phải ứng phó số ca Covid-19 tăng vọt. Thông tin biến thể Omicron phát hiện tại Nam Phi, mang trong mình nhiều đột biến nhất từ trước tới nay, gây lo ngại sẽ có khả năng lây nhiễm mạnh và kháng vắc xin cao hơn cả biến thể Delta.
Điều đáng lo ngại là loại virus này hoàn toàn khác so với bản gốc xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Chủng virus có số lượng đột biến cao hơn đáng kể so với chủng Delta lây lan ra ít nhất hai châu lục. Điều này ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư trên toàn thế giới nói chung và nhà đầu tư Việt Nam nói riêng. Giới phân tích dự kiến tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong những tuần tới.
Giá dầu ngay lập tức lao dốc 13%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020.
Dù vậy, theo thông tin mới từ Hiệp hội Y tế Nam Phi, biến chủng mới Omicron chỉ gây ra bệnh nhẹ mà không có triệu chứng gì nổi bật, như nhức cơ và mệt mỏi trong một hoặc hai ngày, nhiều trường hợp có thể điều trị tại nhà.
Tại Việt Nam, sự kỳ vọng với thị trường chứng khoán còn khá lớn. Đại diện PYN Elite thậm chí cho rằng, gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng giai đoạn 2022-2024 sẽ đẩy Vn-Index lên 2.500 điểm vào cuối năm 2024.
Pyn Elite Fund ban đầu đặt mục tiêu Vn-Index đạt 1.800 điểm, tuy nhiên, sau đó đã nâng lên 2.500 điểm vào cuối năm 2024 dựa trên mức P/E dự phòng là 16,5. Dự trữ ngoại hối được tích lũy tốt đã làm giảm đáng kể rủi ro đối với Việt Nam, lợi tức trái phiếu Chính phủ giảm xuống còn 2%. Tỷ lệ này sẽ duy trì ở mức thấp 3-4% trong vài năm tới. Những yếu tố này cho phép tỷ lệ định giá cao hơn đối với cổ phiếu niêm yết.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam có kế hoạch đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với một gói đầu tư khổng lồ cho giai đoạn 2022-2024. Các công ty thuộc khu vực tư nhân sẽ được hưởng lợi và kỳ vọng thu nhập của họ sẽ tiếp tục tăng.
Tác giả: M. Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy