Chúng ta vẫn dùng đá bẩn hàng ngày?
11/01/2016 15:47:21
Uống nước đá nhiễm khuẩn dễ khiến người sử dụng mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm nếu cứ sử dụng nước đá tràn làn, không rõ xuất xứ và nguồn gốc.

Tin liên quan

Gần đây có rất nhiều cơ sở kinh doanh nước đá bị cơ quan chức năng phát hiện không đủ điều kiện ATVSTP.

Theo thông tin được ban hành trên trên website của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, liên tiếp từ tháng 8 đến tháng 12-2015, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá tại TP.HCM bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Có những cơ sở bị xử phạt đến 70 triệu đồng, có những cơ sở bắt buộc phải tiêu hủy sản phẩm vi phạm.

Trên địa bàn TP.HCM có đến 547 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá, nhưng có 80% cơ sở sản xuất nước đá không có giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả trong đợt xét nghiệm của các đoàn thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng báo cáo có đến 54,5% các mẫu nhiễm khuẩn, nhiều nơi nước đá nhiễm cả khuẩn E.coli, không đạt ATVSTP.

tran-lan-nhung-co-so-kinh-doanh-nuoc-da-ban

Nước đá được rất nhiều người dân sử dụng.

Đá là loại "gia vị" cho đồ uống được nhiều người yêu thích. Thế nhưng không mấy ai để tâm đến chuyện đá bẩn hay sạch. Với thực trạng đá bẩn tràn làn như hiện nay, những ảnh hưởng xấu của đá bấn đến sức khỏe người sử dụng là rất hiện hữu.

Rước bệnh từ nước đá bẩn

Nước đá là mặt hàng được rất nhiều người tiêu dùng sử dụng hàng ngày. Ai cũng có thói quen sử dụng nước đá trong những ngày nóng nực. Tuy nhiên, nhiều cơ sở chế biến nước đá không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang cung cấp, phân phối sản phẩm nước đá đến toàn bộ người dân trong thành phố.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong (giảng viên khoa bác sĩ gia đình Trường ĐH Y dược TP.HCM) cho biết nước đá là môi trường rất dễ nhiễm vi sinh.

Nguồn nhiễm có thể từ bất cứ khâu nào trong cả chuỗi cung cấp nước đá như: nguyên liệu, dụng cụ làm đá, khâu vận chuyển, bảo quản…

“Ngay cả khi nguồn nước làm đá được thanh lọc tốt, an toàn thì trong quá trình chế biến với dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, nước đá vẫn có thể bị nhiễm khuẩn. Khâu vận chuyển không đảm bảo cũng sẽ làm nước đá nhiễm khuẩn. Chúng ta vẫn thường thấy người ta cột bao đá đằng sau những chiếc “xe mù” rồi chở đi phân phối khắp nơi” - PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong cảnh báo.

Khi nước đá bị nhiễm khuẩn, các vi sinh vật có hại sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng. Khi sử dụng nước đá nhiễm khuẩn người dùng sẽ có những triệu chứng như như đau bụng, tiêu chảy, đi tiêu phân đen hoặc có máu đỏ, nôn ói. Ngoài ra, còn có thể gây các chứng bệnh nguy hiểm như viêm gan siêu vi A, thương hàn.

tran-lan-nhung-co-so-kinh-doanh-nuoc-da-ban

Khó có thể phát hiện nước đá nhiễm khuẩn bằng mắt thường.

Nước đá nhiễm khuẩn rất khó có thể bị phát hiện bằng mắt thường, bởi nước đá không màu, không mùi, không thể dùng mắt nhìn hay mũi ngửi để đánh giá như những loại thực phẩm khác.

Cách làm nước đá an toàn

Khi làm nước đá chúng ta không nên chủ quan, bởi nguồn nước rất dễ bị nhiễm khuẩn, bạn cũng không nên chủ quan dùng nguồn nước máy đưa thẳng vào tủ lạnh để làm đá thì nguy cơ đá nhiễm khuẩn vẫn xảy ra.

Để đảm bảo an toàn, chúng ta vẫn nên dùng nước đun sôi để nguội sau đó cho vào bình lọc nước rồi mới dùng sản phẩm cuối cùng cho vào tủ lạnh làm đá. Hoặc sử dụng những bình lọc nước có các khối thạch cao để lọc cả “xác” vi khuẩn và nước thành phẩm lọc xuống dưới là nước an toàn để uống và làm nước đá. Đây là cách sản xuất đảm bảo nước đá an toàn nhất.

Chúng ta cũng không nên lạm dụng quá nhiều nước đá để sử dụng, bởi nước đá không làm chúng ra đã khát hơn. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột do dùng nước đá ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây tình trạng viêm nhiễm… Cần hạn chế việc sử dụng nước đá liên tục.

Theo Phununews.

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến