Tin liên quan
Những hành khách bình dân, họ có thể là nông dân, công chức, người thu nhập thấp, bất cứ ai cũng có thể bước lên các hành trình của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air. Người kiến tạo ra các "hành trình giá rẻ đó" lại là một phụ nữ kín tiếng, còn rất trẻ, sinh năm 1970 - “Phi công trưởng” của Vietjet Air.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh trưởng trong một gia đình Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học đại học tại Nga rồi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân Kinh tế chuyên ngành Tài chính tín dụng tại Học viện thương mại Matxcova; Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế Quốc dân Matcova và Tiến sỹ học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế- Liên bang Nga.
Không chỉ có bảng thành tích học tập xuất sắc bà Thảo còn khiến nhiều người nể phục vì tài kinh doanh thiên bẩm.
Khi còn là sinh viên năm thứ 2, bà đã bước vào thương trường. Khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu. Đồng thời, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…
Vai trò được gây chú ý nhất của bà là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT- HDBank và Tổng giám đốc Vietjet Air.
Ngoài các chức trách nói trên, hiện nay bà Thảo đã và đang tham gia quản trị nhiều công ty lớn khác tại Việt Nam và nước ngoài như cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd., (Liên bang Nga), …
Ít người biết, bà Thảo cùng chồng - ông Nguyễn Thanh Hùng là một trong những người tham gia sáng lập 2 ngân hàng lớn ở Việt Nam, VIB và Techcombank. Vợ chồng ông Hùng cũng là một trong những đại gia có máu mặt trong lĩnh vực bất động sản, với nhiều dự án trong và ngoài nước.
CEO Vietjet Air - "công chúa" tỷ đô của ngành hàng không.
Là nữ CEO hiếm hoi của ngành hàng không, bà Thảo được nhìn nhận là người đang làm thay đổi thị trường này.
Kể từ khi “cất cánh” vào năm 2011, đến nay sau 6 năm, sự thay đổi lớn nhất mà bà Thảo tạo ra được trên thị trường là hiện thực hoá “giấc mơ” mọi người đều có thể tiếp cận với dịch vụ hàng không hiện đại.
Không chỉ thay đổi diện mạo thị trường hàng không Việt Nam, trong khoảng 3 năm nay, Tổng giám đốc Vietjet - một phụ nữ nhỏ nhắn, xinh xắn mà các phi công gọi bằng cái tên “Công chúa hàng không”, nhưng đầy bản lĩnh, tự tin sánh vai cùng lãnh đạo các tập đoàn Airbus, Boeing - đặt bút ký vào những bản hợp đồng mua máy bay hàng tỷ USD đã gây “chao đảo” cả ngành công nghiệp chế tạo hàng không thế giới.
Có một điểm đặc biệt sau này trở thành “đặc tính” kinh doanh của bà Thảo, đó là bà không có hứng thú “làm chuyện cò con”. Xưa đến nay bà chưa bao giờ làm nhỏ. Các công ty người ta chung nhau một container, thì bà phải làm một lúc cả trăm container. Hoặc nếu chở hàng bằng đường sắt, người ta chỉ dùng một toa tàu thì bà dùng đến cả đoàn tàu.
Khiêm tốn khi nói về khối tài sản của minhfm CEO Vietjet cho biết: “Tôi chưa từng dừng lại và đong đếm khối tài sản của mình. Tôi chỉ tập trung vào việc làm thế nào để công ty tăng trưởng, làm thế nào để nâng mức thu nhập trung bình của nhân viên, làm thế nào để hãng hàng không chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn và biến nó trở thành hãng hàng không số 1”.
Ngày 28/2 vừa qua, Vietjet Air đã chính thức niêm yết 300 triệu cổ phiếu VJC của hãng trên sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá tham chiếu là 90.000 đồng/cổ phiếu và tăng kịch trần từ khi mở cửa thị trường lên 108.000 đồng/cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp cũng tăng tương ứng lên 32.400 tỷ đồng.
Với thị giá này, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã lên tới hơn 11.100 tỷ đồng nhờ sở hữu 103 triệu cổ phiếu, tương ứng 33% vốn điều lệ Vietjet. Ngay lập tức, bà Thảo đã vượt qua ông Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát để trở thành người giàu thứ ba và cũng là người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, CEO của Vietjet Air được tạp chí Forbes bình chọn vào danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 và xếp ở vị trí thứ 62 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm 2016.
Khá kín tiếng nên thông tin về bà Thảo không có nhiều song chỉ cần nhìn lại con đường mà người phụ nữ này đã đi qua, ai cũng có thể cảm nhận được sự quyết liệt và nhạy bén trong kinh doanh không hề kém cạnh cánh mày râu trên thương trường.
Nên đọc
Diệu Ly (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy