Tin liên quan
Về thực trạng đô thị hóa trong nước, ông Đỗ Viết Chiến, Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc hiện nay là 35,5%. Từ năm 1999 trở lại đây, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh, số đô thị tăng từ 622 lên 778. Tuy nhiên đô thị loại I cho tới loại IV mới chỉ chiếm 20% trong số này. Bên cạnh đó, chất lượng đô thị lại chưa tương xứng, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Các đại biểu tại buổi tọa đàm.
GS Jiyoung Ryu - Nguyên cố vấn cao cấp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Giao thông Hàn Quốc cho biết cuối những năm thập niên 90s, đầu những năm 2000, Hàn Quốc cũng phải đối mặt những vấn đề tương tự về tắc đường và quá tải như đang xảy ra tại 2 đô thị lớn ở Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM. Quá trình di dân cơ học từ nông thôn và các thành phố nhỏ vào những trung tâm kinh tế như Seoul, Busan diễn ra thiếu kiểm soát, gây ra sự quá tải cho những thành phố này.
Kết quả của những giải pháp này là Hàn Quốc hiện nay đã xây dựng được một hệ thống giao thông – cơ sở hạ tầng đồng bộ trên toàn quốc, dân số Seoul cũng như Busan đã giảm hàng trăm nghìn người trong giai đoạn 2000-2010, đô thị hóa diễn ra đồng đều, giảm chênh lệch phát triển – giàu nghèo trên cả nước.
Từ đó, ông Ryu cho rằng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng các đô thị khác ở Việt Nam cũng cần có những chiến lược tương tự. “Việt Nam cần phải có quy hoạch cấp quốc gia chứ không chỉ dừng lại ở cấp thành phố. Để giảm tải nội đô, Việt Nam phải có chính sách di dời các trường Đại học, bệnh viện, trụ sở cơ quan ban ngành ra khỏi trung tâm thành phố”, GS Jiyoung Ryu nói.
GS Ryu trả lời PV.
Khi được hỏi về những giải pháp di chuyển trong nội thành nhằm giảm ùn tắc, ông Ryu cho biết ngoài việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, Việt Nam nên có những chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe đạp. Ông ví dụ: “Tại Hàn Quốc, có những con đường nếu đi ô tô, tôi sẽ phải mất tới 60 phút cho khoảng cách 6km, còn nếu đi xe đạp thì chỉ mất 30 phút. Người dân có thể sử dụng xe đạp đi tới các trung tâm giao thông như ga tàu địa ngầm, tàu cao tốc trên cao nếu nơi làm xa. Sử dụng phương tiện này vừa giảm ùn tắc vừa thân thiện với môi trường”.
Trao đổi với PV, GS Ryu cho biết nếu phát triển đúng hướng và có quy hoạch hợp lý, cơ sở hạ tầng cũng như quá trình đô thị hóa ở Việt Nam có thể đạt tới trình độ như của Hàn Quốc hiện nay trong 15 năm nữa.
Ông Hà cho biết mục đích của Đề án 1961 là trang bị kiến thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và phương pháp xử lý, giải quyết tình huống trong quản lý đô thị. Tính đến nay, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng đã tính cực phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành tổ chức được 145 lớp đào tạo bồi dưỡng, cập nhật nâng cao kiến thức quản lý đô thị cho hơn 9000 lượt cán bộ trên cả nước.
Nghi Điền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy