Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Các chuyên gia kinh tế, tài chính nhận định các loại tiền ảo ngày càng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam và sẽ có sự phát triển mạnh trong tương lai do dễ dàng vượt qua sự kiểm soát của các hệ thống tài chính của các chính phủ. Do vậy sẽ tạo ra thuận lợi cho vấn đề rửa tiền, tạo rủi ro cho người tiêu dùng cùng nhiều vấn đề khác.
Các chuyên gia tài chính đều cho rằng các loại tiền ảo không còn là “ảo” bởi nó có giá trị thật. Và việc xây dựng hành lang pháp lý để quản lý tiền ảo, tiền điện tử là xu thế tất yếu, Việt Nam phải thực hiện càng sớm càng tốt.
Góp ý về vấn đề này, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định Việt Nam nên công khai hóa, hợp pháp hóa tiền ảo các loại tiền ảo, trong đó có bitcoin. “Nếu không công nhận bitcoin như một đồng tiền thanh toán, chúng ta có thể công nhận nó như là một hàng hóa, dù đó là một loại hàng hóa trừu tượng”, ông Hiếu nói.
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, cần phải có những công ty đứng ra nhận trách nhiệm khi lưu giữ tài sản tiền ảo của khách hàng: “Họ phải lưu giữ có chứng từ pháp lý để người sở hữu bitcoin phải truy cứu được tài sản của họ ở đâu, ai giữ, ai là người chịu trách nhiệm”.
Ông Hiếu cho rằng những công ty lưu giữ, giao dịch tiền ảo phải được đăng ký qua Bộ Công thương, phải có giấy phép hoạt động và đặc biệt phải có thực lực tài chính để tránh trường hợp công ty ảo, không có vốn, gây thiệt hại cho người nắm giữ tiền ảo. Cũng theo TS. Hiếu, các các giao dịch mua bán bitcoin nên phải chịu thuế để tránh thất thu thuế cho nhà nước.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng đồng tình việc đưa các giao dịch bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác vào khuôn khổ pháp luật nhằm tránh những hoạt động không lành mạnh.
Ông Doanh cho biết số lượng giao dịch qua tiền ảo ngày càng tăng lên và tiền ảo sẽ chiếm một vai trò không nhỏ trong mở rộng giao dịch thương mại điện tử, thanh toán qua mạng.
“Đồng tiền bitcoin là sự hiện diện thực tế. Hiện nay chỉ có ít quốc gia chấp nhận thanh toán bằng bitcoin nhưng điều này sẽ trở nên phổ biến. Chúng ta cần có khung pháp lý để hướng dẫn người dân sử dụng an toàn. Nếu không chấp nhận hình thức thanh toán này Việt Nam sẽ tụt hậu so với thế giới ở lĩnh vực này”.
Theo ông Doanh, bước đầu có thể chấp thuận sử dụng tiền điện tử trong một số phạm vi nhất định, sau đó dần mở rộng ra bởi đó là xu thế tất yếu.
“Bitcoin đã được coi là một đồng tiền thanh toán ở một số nước như Nhật Bản, Mỹ nhưng ở mức độ hạn chế. Trong tương lai có thể ở mức độ phổ biến hơn. Nếu coi bitcoin và các loại tiền ảo là phương tiện thanh toán hàng hóa thì đó chỉ là bước đầu thôi. Coi Bitcoin và các loại tiền ảo như một phương thức thanh toán là xu thế tất yếu”, TS. Lê Đăng Doanh nhận định.
Tuy nhiên, ông Doanh cũng cảnh báo việc quản lý các loại tiền ảo đòi hỏi phải có hệ thống an toàn mạng phát triển, đào tạo các chuyên gia về lĩnh vực này và nhất là phải có khung pháp luật rõ ràng.
Tâm Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy