Theo chuyên gia kinh tế trưởng Michael Kokalari của VinaCapital, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung về dòng vốn FDI.
Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện hai yếu tố rủi ro tiềm ẩn đối với dòng vốn FDI của Việt Nam. Hai yếu tố này đã thu hút sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam. Đó là Việt Nam có thể đang mất đi sự cạnh tranh về nguồn vốn FDI so với Ấn Độ, Malaysia hoặc Indonesia.
Bên cạnh đó, có lo ngại rằng cơ chế mới về thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu sẽ làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam như là một điểm đến của FDI bởi giới hạn các ưu đãi thuế dành cho các nhà đầu tư FDI tiềm năng.
Đánh giá sự cạnh tranh từ Ấn Độ, Malaysia và Indonesia
Thông báo của Apple vào tháng Tư vừa qua về các kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng sản xuất iPhone tại Ấn Độ đã dấy lên nhiều tin tức, nhưng các tập đoàn đa quốc gia khác đang đầu tư vào Ấn Độ chủ yếu sản xuất các sản phẩm dành cho người tiêu dùng tại thị trường nội địa và điều này rất khác so với mục đích đầu tư vào Việt Nam.
Chuyên gia của VinaCapital cho rằng Ấn Độ chưa phải là mối đe dọa đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại và FDI có thể sẽ vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam trong những năm tới. Cũng theo chuyên gia này, không nên xem làn sóng FDI vào Ấn Độ là sự chuyển dịch đầu tư từ Việt Nam.
Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự kiến vào Malaysia và Indonesia lần lượt tăng trưởng với tốc độ gần 65% và 30% (tăng trưởng gộp) trong hai năm qua, trong khi FDI đăng ký của Việt Nam về cơ bản không thay đổi và giảm trong 4 tháng đầu năm nay.
Một số nhà quan sát cho rằng các công ty đa quốc gia có thể thành lập nhà máy ở Malaysia và Indonesia, thay vì ở Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đều được hưởng lợi từ sự gia tăng đầu tư vào sản xuất pin xe điện (EV) và Malaysia đang thu hút một lượng đầu tư đáng kể vào các cơ sở dữ liệu được hưởng lợi từ điện toán đám mây.
Dòng vốn FDI vào công nghệ cao của Việt Nam vẫn tập trung vào lắp ráp thiết bị điện tử tiêu dùng và các sản phẩm công nghệ cao khác do năng lực của Việt Nam vẫn chưa mở rộng sang các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn như trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây. Tuy nhiên, Malaysia cũng đã bắt đầu với việc lắp ráp các sản phẩm điện tử để phát triển được như ngày hôm nay - vì vậy thành công của Malaysia là một tín hiệu cho tương lai của Việt Nam.
Thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu sẽ không làm giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam
Các công ty FDI đầu tư vào Việt Nam thường được hưởng thuế suất ưu đãi, có thể bao gồm mức 0% trong những năm đầu hoạt động, sau đó tăng dần lên mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong một khoảng thời gian có thể lên đến 10 năm.
Năm 2021, hơn 100 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam) đã đồng ý với đề xuất của OECD về việc áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu (GMT) 15% từ năm 2023 đối với những doanh nghiệp có thu nhập hợp nhất trên 850 triệu USD. Việc thực hiện thỏa thuận này sau đó đã bị trì hoãn đến năm 2024 và vẫn chưa rõ là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ có tham gia vào kế hoạch này không.
Việt Nam đang chuẩn bị triển khai cơ chế thuế tối thiểu vào năm tới và khoảng 70 công ty ở Việt Nam có thể bị tăng thuế suất nếu cơ chế thuế mới được áp dụng.
Đồng thời, một số thị trường mới nổi trong khu vực được cho là đang nghiên cứu các hỗ trợ thay thế, trong đó một số khoản thu thuế bổ sung sẽ được chuyển vào “quỹ hỗ trợ kinh doanh” để trợ cấp một số chi phí sản xuất của các công ty đó (ví dụ như trợ giá điện, hỗ trợ chi phí xây dựng nhà máy mới, hỗ trợ nhà ở cho công nhân...), nhằm bù đắp gánh nặng từ việc đóng thuế ở mức cao hơn của các công ty.
Quan trọng hơn, thuế suất thấp không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định của công ty về địa điểm đầu tư cho nhà máy mới, theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác. Những yếu tố các yếu tố khác như ổn định chính trị, môi trường kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động (chất lượng và tiền lương) và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Do đó, thuế suất tối thiểu toàn cầu khó có khả năng cản trở dòng vốn FDI của Việt Nam do thực tế là các ưu đãi về thuế không phải là điểm thu hút chính để thành lập nhà máy ở Việt Nam. Hơn nữa, khả năng Việt Nam sẽ có những giải pháp thay thế cho thuế suất tối thiểu toàn cầu khi cơ chế này được triển khai.
Chuyên gia của VinaCapital tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho FDI, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia đang tìm cách sản xuất để xuất khẩu và tìm kiếm một cơ sở sản xuất thay thế và/hoặc bổ sung cho Trung Quốc trong tương lai gần./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy