Tin liên quan
Thêm điều kiện xử lý nợ
Từ ngày 1/9/2015, Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán sẽ có hiệu lực. Theo đó, Nghị định 60 cho phép phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy phần vốn góp của doanh nghiệp (DN), đồng thời phát hành cho chủ nợ để chuyển nợ thành vốn góp. Đây được xem là điều kiện tốt cho các NHTM xử lý nợ xấu.
Thực tế, một trong những phương pháp được các DN và NH ưu tiên trong việc xử lý nợ xấu hiện nay đó là phương pháp chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu. Nói nôm na, đó là việc biến chủ nợ thành chủ sở hữu của một DN. Với biện pháp này, nhiều người cho rằng có thể giải quyết hàng loạt vấn đề về nợ xấu, đem lại lợi ích cho cả NH và DN.
Bởi hướng giải quyết này khá tích cực không chỉ với DN (không bị siết nợ, không tuyên bố phá sản), mà phía NH cũng có thể kỳ vọng thu hồi được nợ xấu trong tương lai. Tuy nhiên, đứng trên góc độ chủ nợ, hướng xử lý này mang tính thủ thuật để thu hồi nợ khi các con nợ rơi vào bước đường cùng. Bởi xét cho cùng kỹ thuật này chỉ che chắn cho các NHTM thoát được việc trích lập dự phòng khoản nợ mất khả năng thanh toán. Xét về lâu dài, các khoản nợ được vốn hóa này vẫn có khả năng mất đi nếu DN tiếp tục thua lỗ, phá sản...
Ảnh minh họa.
Nhưng chỉ mới làm đẹp sổ sách
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển nợ thành vốn góp được xem là một giải pháp xử lý nợ, nhưng nếu thiếu vắng sự can thiệp và quyết liệt của các cổ đông mới trong DN nhằm tái cấu trúc, tăng cường hiệu quả quản lý và điều hành thì việc chuyển đổi nợ thành vốn góp không có ý nghĩa và hiệu quả tài chính lâu dài. Thực tế cho thấy, chuyển nợ thành vốn góp đơn giản là việc một NH thay vì thu hồi tiền nợ đã cho DN vay sẽ lấy khoản nợ phải thu đó để “mua” chính cổ phần DN (thường là cổ phần phát hành thêm) với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận giữa 2 bên.
Khi đã là cổ đông, NHTM (chủ nợ) sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công tác quản lý, hoạch định phương hướng sản xuất kinh doanh, vực dậy DN, họ thoát khỏi tình trạng nợ nần mới có cơ hội để thu hồi nợ hay nói cách khác là “nuôi” con nợ. Còn về phần DN, việc chuyển nợ thành vốn góp ngay lập tức giải phóng DN khỏi gánh nặng nợ nần, khả năng thanh toán được cải thiện. Đồng thời, có cơ hội dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay mới để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, một lãnh đạo cấp cao trong ngành NH cho rằng, chuyển nợ thành vốn góp chỉ là biện pháp kỹ thuật mang tính tạm thời đối với DN và chủ nợ là các NH. Vì để đạt hiệu quả cho cả 2 bên, nhất thiết phải đi kèm với biện pháp tái cấu trúc, quản lý và định hướng phát triển DN sau khi có sự tham gia của cổ đông mới. Nhưng thực tế cho thấy, các TCTD không mặn mà với biện pháp chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phần tại DN, bởi không mang tính chuyên môn khi là cổ đông DN.
Mặt khác, chức năng chính của TCTD hiện nay vẫn tập trung phát triển hoạt động kinh doanh, bao gồm các mảng tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thẻ… Do đó, thay vì góp vốn trực tiếp vào khách hàng nợ xấu và đầu tư thời gian, cấp tín dụng cũng như sắp xếp nhân sự tổ chức vào các DN nợ xấu, các TCTD chọn cách chuyển “chức năng” này sang Công ty Mua-bán nợ Việt Nam (DTAC) thông qua biện pháp bán nợ.
Cuối năm 2014, thị trường tài chính xôn xao trước thông tin NHNN đồng ý chủ trương để VietinBank tham gia làm cổ đông chiến lược khi cổ phần hóa các cảng thành viên thuộc Vinalines bằng toàn bộ khoản cho vay 5.000 tỷ đồng. Đây là giải pháp được coi là 2 bên cùng có lợi, bởi nếu không đổi nợ thành cổ phần, VietinBank khó lòng thu nợ do Vinalines đang ngập trong nợ nần, trong khi cái lợi của Vinalines là vừa giảm được nợ, vừa tìm được nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, cũng tại thời điểm đó, NHNN cho rằng, có nhiều điểm chưa phù hợp với quy định hiện hành khi triển khai đổi nợ thành vốn góp. Đây có lẽ cũng là lý do cho đến nay chưa có hợp đồng nào được ký kết giữa VietinBank và Vinalines về hoán đổi nợ thành vốn góp.
Tuy còn khó khăn, song theo đánh giá của các NH, việc cho phép chuyển nợ thành vốn góp sẽ có tác dụng tích cực trong xử lý nợ xấu với NH, áp dụng đối với một số khách hàng nhất định. Còn đối với VAMC, việc chuyển nợ thành vốn sẽ giúp tổ chức này đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ.
Nên đọc
Theo Báo Sài Gòn Đầu Tư
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy