Trong đó, đầu tiên, CIC Group từ chối yêu cầu bãi nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 của nhóm cổ đông và thống nhất không bổ sung nội dung này vào chương trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 – triệu tập lần 2 vào ngày 26/7 do không có cơ sở để trình Đại hội xem xét bãi nhiệm.
Thứ hai, Công ty từ chối đơn ứng cử thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 của 5 cá nhân được đề cử bởi các nhóm cổ đông và thống nhất không đưa nội dung bầu nhân sự Hội đồng quản trị tại cuộc họp Đại hội ngày 26/7 do đơn đề cử không hợp lệ.
Trước đó, thông qua truyền thông, nhóm cổ đông sở hữu hơn 8,9 triệu cổ phiếu, tương ứng 10,25% vốn cổ phần có quyền biểu quyết tại CIC Group có đơn đề nghị bãi nhiệm 8/9 thành viên HĐQT, đồng thời đề cử nhân sự tham gia HĐQT CIC Group nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trong đó, nhóm cổ đông bao gồm 5 cổ đông cá nhân cho biết, đã có đơn đề cử nhân sự là ông Bùi Tiến Đức (hiện không sở hữu cổ phần CKG) đại diện phần vốn góp của nhóm cổ đông tham gia ứng cử HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngoài ra, nhóm cổ đông cũng có văn bản về việc quyết định bãi miễn và miễn nhiệm các thành viên HĐQT đương nhiệm của CIC Group, và cũng đề xuất với Chủ tịch HĐQT thực hiện các thủ tục cần thiết để làm tờ trình ra ĐHĐCĐ để bãi nhiệm các thành viên HĐQT đương nhiệm theo nhiệm kỳ 2021 - 2025, với các thông tin của thành viên bị bãi nhiệm bao gồm:
Ông Quảng Trọng Sang, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm thành viên độc lập; bà Phạm Thị Như Phượng, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; ông Lê Trọng Ngọc, thành viên HĐQT; ông Lê Trọng Tú, thành viên HĐQT; bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, thành viên HĐQT; ông Nguyễn Đức Hùng, thành viên HĐQT; ông Hà Duy Nghiêm, thành viên HĐQT kiêm thành viên độc lập; và ông Nguyễn Thanh Lâm , thành viên HĐQT kiêm thành viên độc lập.
CIC Group lên kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ lần 2 vào ngày 26/7 sau lần 1 bất thành
Trước đó, ngày 30/6, CIC Group tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 nhưng chỉ có 210 cổ đông và đại diện tham dự, tương ứng sở hữu 25,44 triệu cổ phiếu (26,71% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) tham dự, căn cứ quy định pháp luật, Đại hội đã không đủ điều kiện để tổ chức.
CIC Group lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần hai vào ngày 26/7 tại tỉnh Kiên Giang.
Được biết, CIC Group là một công ty có tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài tương đối cao, Công ty chỉ có một cổ đông lớn là Chủ tịch HĐQT Trần Thọ Thắng sở hữu 8,31% vốn điều lệ và còn lại là các cổ đông nhỏ.
Nói tới CIC Group, nhà đầu tư chứng khoán nghĩ ngay tới một doanh nghiệp địa phương, sở hữu quỹ đất lớn tại tỉnh Kiên Giang.
Hiện tại, CIC Group đang sở hữu quỹ đất đang triển khai khoảng hơn 189 ha. Trong đó, phải kể tới các dự án quy mô lớn như Khu đô thị lấn biển Tây Bắc TP. Rạch Giá với quy mô 99,4 ha; dự án Khu dân cư Nam An Hoà (giai đoạn 1) với diện tích 14,52 ha; dự án Khu dân cư tuyến đường số 02 với diện tích 11,06 ha…
Lợi nhuận quý đầu năm 2023 giảm 21,5%, về 25,45 tỷ đồng
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, CIC Group đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 251,09 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 25,45 tỷ đồng, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 32,3%, về còn 31,6%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 0,5% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 0,36 tỷ đồng, lên 79,46 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 57,7%, tương ứng giảm 1,09 tỷ đồng, về 0,8 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 9,9%, tương ứng tăng thêm 0,74 tỷ đồng, lên 8,19 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 13,7%, tương ứng tăng thêm 4,57 tỷ đồng, lên 37,94 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2023, CIC Group hoàn thành 14,5% so với kế hoạch lãi 175 tỷ đồng.
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của CIC Group giảm nhẹ 0,9% so với đầu năm, về 4.705,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 2.787,5 tỷ đồng, chiếm 59,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 971,7 tỷ đồng, chiếm 20,6% tổng tài sản và các khoản mục khác.
CIC Group đã không thuyết minh chi tiết cơ cấu tồn kho. Tuy nhiên, trong Báo cáo kiểm toán năm 2022, CIC Group cho biết tồn 2.801,94 tỷ đồng là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Cụ thể, chủ yếu 1.051,9 tỷ đồng dự án Khu dân cư Lấn biển Tây Bắc; 406,2 tỷ đồng dự án Khu dân cư Bắc Vĩnh Quang; 291,2 tỷ đồng dự án Phú Quốc River Side; 252,1 tỷ đồng dự án Hoa Viên Nghĩa Trang Vĩnh Hằng…
Ngoài ra, tính tới cuối quý I/2023, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 3,7% so với đầu năm, tương ứng giảm 57,75 tỷ đồng, về 1.519,77 tỷ đồng và chiếm 32,3% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/7, cổ phiếu CKG giảm 50 đồng về 26.000 đồng/cổ phiếu.
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy