Tin liên quan
Từ năm 2011 đến nay, số dư nợ vay của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 – công ty mẹ đã tăng liên tục với tốc độ đáng quan ngại.
Cụ thể, trong vòng 4 năm (từ năm 2011 – tháng 6/2015), dư nợ vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn của Cienco 5 đã tăng lên gấp 11,5 lần từ mức 131 tỷ đồng lên mức 1.500 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/06/2015, tổng nợ phải trả của công ty mẹ Cienco 5 là 1.990 tỷ - gấp 45 lần vốn đầu tư của chủ sở hữu. Trong đó, dư nợ ngắn hạn ngân hàng là 975 tỷ đồng vay ngắn hạn và 1.014 tỷ đồng vay dài hạn dù trước đó khoản mục này hoàn toàn sạch vào năm 2011.
Dư nợ vay tăng cao liên tục khiến khoản lãi vay phải trả - chi phí tài chính của Cienco 5 cũng được thổi phồng theo. Chi phí tài chính cho năm 2013 là 30 tỷ đồng, năm 2014 mất 36,7 tỷ và nửa đầu năm 2015, lợi nhuận của Cienco 5 bị bốc hơi tới 20 tỷ đồng vì các khoản nợ.
Một trong những nguyên nhân khiến chi phí tài chính tăng cao do phần lớn vốn chủ sở hữu do Nhà nước đầu tư lại dành chủ yếu để “nuôi” các Công ty con, Công ty liên kết.
Công ty có vốn đầu tư dài hạn 215 tỷ đồng, chiếm 49,14% vốn đầu tư chủ sở hữu, mặt khác công ty còn tồn tại nhiều khoản công nợ phải thu có giá trị lớn chưa thu hồi được chiếm 46% vốn, do đó để có vốn dành cho hoạt động SXKD, Cienco 5 phải huy động vốn từ các nhà băng.
Trong khoản mục nợ phải thu còn tồn đọng các khoản phải thu khó đòi từ các Công ty liên kết, các Công ty có vốn đầu tư dài hạn của Cienco5 được phát sinh và dốn tích qua các năm. Khi chưa thực hiện cổ phần hóa, đây là các đơn vị trực thuộc Cienco5 vì điều kiện tài chính khó khăn nên Cienco5 đã hỗ trợ cho vay để thực hiện các dự án, nhưng nguồn thu từ dự án không còn để thu hồi các khoản Cienco5 đã hỗ trợ nên phát sinh nợ phải thu nêu trên.
Việc quản lý nợ chưa chặt chẽ của Cienco 5 cũng đã từng được Kiểm toán Nhà nước bêu tên tại báo cáo kết quả kiểm toán trình Quốc hội năm 2013 và 2014.
Trong lịch sử, Cienco 5 từng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng do hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn gây ra nguy cơ đẩy công tư trực thuộc Bộ GTVT này đến bờ vực phá sản.
Năm 2004, chín ngân hàng thương mại đã cùng phải hiệp lực để cơ cơ cấu lại nợ, định lại thời gian trả nợ, gia hạn và giãn nợ đối với các khoản nợ Cienco 5 nhằm giúp công ty xử lý những khó khăn tài chính, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thậm chí số lãi không thu được từ số nợ gốc của Cienco 5 khi đó cũng được khoanh, trừ vào lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng.
Đến năm 2008, trước những thông tin cho rằng Cienco 5 có khoản nợ lớn gấp 42 lần vốn chủ sở hữu, chính nguyên chủ tịch HĐQT Cienco 5 khi đó là ông Thân Đức Nam đã phải kiến nghị Bộ Tài chính và Cục Tài chính doanh nghiệp rà soát lại số liệu để xác định cụ thể hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó có lời thanh mình rằng tuy con số nợ vay cao nhưng tình hình tài chính của công ty vẫn lành mạnh.
Sau nhiều biến cố, dưới sự chèo lái của ông Thân Đức Nam, Cienco 5 cũng đã dần được vực dậy, báo cáo tài chính được cân đối giữa nợ vay và vốn chủ. Tuy nhiên, khi người kế nhiệm là ông Bạch Ngọc Du tiếp quản, nhà đầu tư có quyền đặt câu hỏi liệu Cienco 5 có “đi vào vết xe đổ” trong lịch sử hay không?
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy