Doanh nghiệp chuẩn bị đơn hàng để xuất khẩu gạo. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Ngày 26/2, Bộ trưởng Thương mại Indonesia ông Zulkifli Hasan cho biết Chính phủ Indonesia vừa quyết định tăng hạn thêm hạn ngạch nhập khẩu nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn do sản xuất gạo trong nước bị thiếu hụt xuất phát từ việc gieo cấy vụ canh tác chính trong năm bị chậm vì thiếu nước canh tác, ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino trong năm 2023.
Theo dự kiến, việc thu hoạch vụ lúa này sẽ diễn ra vào tháng 5 và tháng 6/2024 thay vì tháng 3 và tháng 4 hàng năm.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Indonesia thông tin với lượng gạo nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn, tổng lượng lượng gạo hạn ngạch Chính phủ quyết định nhập khẩu trong năm 2024 sẽ là 3,6 triệu tấn. Cho đến nay, Bộ Thương mại Indonesia đã cấp giấy phép nhập khẩu gạo cho 2 triệu tấn. Giấy phép nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn sẽ sớm được ban hành sau khi hoàn tất một số thủ tục hành chính liên quan.
Cũng theo đại diện Thương vụ, trong vài ngày gần đây, giá gạo tại thị trường Indonesia đang tăng mạnh do nguồn cung thiếu hụt nghiêm trọng. Tính tới tháng 2/2024, Indonesia đã trải qua 8 tháng thâm hụt gạo liên tiếp do sản xuất trong nước thiếu hụt so với nhu cầu. Hiện tượng gạo khan khiếm tại các siêu thị đã xuất hiện.
Bộ trưởng Thương mại Indonesia đã phải đề nghị người dân chuyển sang mua gạo bình ổn giá của Chính phủ để tránh việc giá gạo tăng quá cao trên thị trường tự do. Giá bán gạo lẻ tại thị trường lên tới 80.000 rupi (tương đương 5,17 USD)/5kg so với mức giá trần Chính phủ ấn định chỉ là 69.500 Rp (4,45 USD)/5kg.
Còn theo Cơ quan thông kê Indonesia, trong tháng 1/2024, nước này đã nhập khẩu 441,93 nghìn tấn, tăng 82,19% so với tháng 1/2023 với giá trị 279,2 triệu USD. Trong số đó, lượng gạo nhập từ Thái Lan là 237,64 nghìn tấn, từ Pakistan là 129,78 nghìn tấn, Myanmar 41,61 nghìn tấn, Việt Nam là 32,34 nghìn tấn. Campuchia 2,5 nghìn tấn. Trong năm 2023, Indonesia đã vươn lên trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với sản lượng hơn 1,1 triệu tấn, thu về hơn 640 triệu USD, tăng mạnh 878% về lượng và tăng đến 992% về trị giá so với năm 2022.
Với tình hình gạo đang thiếu hụt nghiêm trọng, trong bối cảnh mùa vụ thu hoạch chính vụ chưa bắt đầu và tháng Lễ Ramdan của người Hồi giao sẽ bắt đầu trung tuần tháng 3/2024 và kéo dài trong 1 tháng khiến nhu cầu lương thực, thực phẩm sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo, Chính phủ Indonesia sẽ phải tiếp tục sớm mở thầu mua thêm gạo, ngoài đợt mở thầu thu mua 500.000 tấn gạo ngày 17/1/2024 vừa qua (trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã thắng thầu cung cấp hơn 300.000 tấn).
Do vậy, Thương vụ đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường, tận dụng tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm sang thị trường Indonesia này.
Trong tháng 1/2024, Việt Nam xuất khẩu 27.256 tấn gạo sang Indonesia, tương đương 18,08 triệu USD. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy trong tháng 1/2024, cả nước xuất khẩu 512.265 tấn gạo, tương đương 362,26 triệu USD, giá trung bình 707,2 USD/tấn, tăng 4% về lượng, tăng 7% về kim ngạch và tăng 2,8% về giá so với tháng 12/2023; còn so với tháng 1/2023 thì tăng mạnh 42,6% về khối lượng, tăng 94,1% về kim ngạch và tăng 36,2% về giá.
Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 53,6% trong tổng lượng và chiếm 39% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt gần 280.944 tấn, tương đương gần 194,28 triệu USD.
Tiếp sau đó là thị trường Pháp, chiếm trên 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 17.919 tấn, tương đương 18,64 triệu USD, giá trung bình 1.040,2 USD/tấn, tăng mạnh 16.339% về lượng và tăng 18.356% về kim ngạch so với tháng 12/2023; trong khi tháng 1/2023 không xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Trong khi đó, thị trường Indonesia đứng thứ 3 đạt 27.256 tấn, tương đương 18,08 triệu USD, giá 663,3 USD/tấn, giảm 35,8% về lượng và giảm 29,3% về kim ngạch nhưng tăng 10% về giá so với tháng 12/2023; giảm 68,3% về lượng, giảm 55,8% kim ngạch và tăng 39,2% về giá so với tháng 1/2023, chiếm gần 5% trong tổng lượng và chiếm 3,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Các chuyên gia đưa ra nhận định giá gạo xuất khẩu sẽ còn tăng trong năm 2024 do nguồn cung bị thắt chặt bởi các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra của Ấn Độ. Tác động của El Nino đối với các khu vực trồng lúa chính đã làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung./.
Năm 2023, Việt Nam ghi nhận những con số kỷ lục về xuất khẩu gạo. Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu đạt 8,1 triệu tấn, tăng 14,4% và kim ngạch đạt 4,68 tỷ USD, tăng 35,3% so với năm trước. ASEAN là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023, chiếm tới 61% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước với 4,9 triệu tấn, tăng 24% so với năm trước. Ngoài ra, gạo Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khác như: Trung Quốc đạt 917.000 tấn, tăng 8%; Ghana đạt 587.000 tấn, tăng 32,9%... |
Tác giả: Đức Duy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy