Điều khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) do dự chính là sự ổn định của đồng nhân dân tệ bởi việc nới lỏng tiền tệ có thể khiến đồng nội tệ của Trung Quốc rớt giá mạnh hơn.
Tuy nhiên, “nếu Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 7, nó sẽ tạo dư địa để Trung Quốc cắt giảm lãi suất trong nước”, Ming Ming - Trưởng bộ phận nghiên cứu thu nhập cố định tại Citic Securities Co., ở Bắc Kinh, nhận định. Vấn đề là Trung Quốc sẽ nới lỏng tiền tệ bằng công cụ nào. Dưới đây là một số công cụ của PBoC.
Lãi suất repo ngược. Lãi suất repo ngược kỳ hạn 7 ngày là công cụ được PBoC ưa chuộng nhất để “phản ứng” với các quyết định về lãi suất của Fed trong những năm gần đây.
Ảnh minh họa
Theo đó, PBoC đã tăng chi phí của các khoản vay ngắn hạn lên 5 điểm cơ bản vào tháng 3/2018 sau khi Fed tăng lãi suất, nhưng vẫn giữ nguyên lãi suất repo ngược kể từ đó. Hiện mức lãi suất này được dự báo sẽ giảm trong nửa cuối năm nay, theo khảo sát của Bloomberg vào tháng trước. Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất repo ngược có phát huy hiệu quả trong việc nâng cao niềm tin và hồi sinh sản xuất hay không đang là một vấn đề lớn mà PBoC phải đối mặt hiện nay.
Cải cách thủ tục. Một cuộc họp gần đây của Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì đã cam kết giảm chi phí vay mượn thực tế, cho thấy việc nới lỏng sẽ đến từ việc nâng cao hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ và giảm chi phí thủ tục thay vì giảm lãi suất trực tiếp. Cải cách có thể “cho phép truyền tải chính sách tiền tệ tốt hơn, với mục đích cuối cùng là giảm chi phí vay của DN và phục hồi nhu cầu tín dụng”, theo Judy Zhang - một nhà phân tích tại Citigroup Global Markets Ltd.
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Một lựa chọn khác là PBoC có thể tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, qua đó giải phóng một nguồn vốn dài hạn giá rẻ cho các nhà băng và khuyến khích họ tăng trưởng tín dụng. Kết quả cuộc khảo sát mới đây của Bloomberg với các nhà kinh tế cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được cắt giảm hơn nữa trong năm nay. Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng cho biết trong tháng này rằng, chính phủ sẽ tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm mục tiêu vào các lĩnh vực cụ thể.
Công cụ cơ sở cho vay trung hạn (MLF). Chi phí vay mượn mà PBoC tính cho các khoản vay có thời hạn dài hơn thường cao hơn so với lãi suất repo ngược 7 ngày, nếu không nó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ lãi suất. Tổng số tiền vay thông qua công cụ này đã giảm dần và với việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc được cắt giảm mạnh có thể giúp các ngân hàng tất toán các khoản vay đó và thay thế chúng bằng các lựa chọn rẻ hơn.
Bỏ lãi suất cơ bản. Lãi suất cho vay một năm của Trung Quốc - một công cụ chi phối trực tiếp chi phí vay mượn trên toàn bộ nền kinh tế - được cho là ít có khả năng được sử dụng nhất. Trong bối cảnh lo ngại về đồng nhân dân tệ mong manh, nợ hộ gia đình tăng cũng như rủi ro bong bóng tài sản và thị trường chứng khoán, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã né tránh việc điều chỉnh lãi suất kể từ năm 2015. Nhưng hiện PBoC cũng đang trong quá trình cải tổ hệ thống lãi suất mà hệ quả là có thể loại bỏ hoàn toàn công cụ lãi suất cơ bản này.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy