Loạt cổ phiếu ngân hàng tài chính hàng đầu giảm giá
Phiên hôm nay, VNFINLEAD chỉ có 2/23 mã tăng giá là VCI và NAB, các cổ phiếu còn lại đều chìm trong sắc đỏ, có những nhịp, chỉ số này mất đến hơn 2% giá trị. Chốt phiên 11/11, VNFINLEAD giảm 1,67%, chỉ số VNFINLEAD Index về 2.056,15 điểm, đánh mất toàn bộ nỗ lực trong gần 2 tháng qua.
Cổ phiếu nhóm ngân hàng đồng loạt giảm trong phiên ngày 11/11, đặc biệt là CTG, BID, STB trở thành 3 mã kéo chỉ số giảm mạnh nhất trong suốt cả phiên. Đến phiên ATC, giao dịch tại CTG được vớt vát, thoát khỏi nhóm cổ phiếu đè chỉ số, chốt phiên chỉ còn giảm 0,14%.
Ngược lại, VCB đã cố gắng duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng cuối phiên, lệnh ATC lại khiến VCB quay đầu giảm giá 0,22%.
Ngược chiều với nhóm tài chính ngân hàng, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu, công nghệ có mức tăng đáng kể trong phiên, góp phần ghì bớt đà giảm của chỉ số.
Thanh khoản trên HoSE cao hơn những phiên trong nửa tháng qua nhưng chủ yếu đến từ bên bán. VN-Index hôm nay giảm 0,18%, chỉ số lùi về 1.250,32 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng có còn dư địa tăng giá?
Đánh giá mới đây của CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết thị trường chứng khoán đang ở một mức chiết khấu khá hấp dẫn. Tuy vậy vẫn có những cơn gió ngược ngắn hạn cần chú ý như các cuộc xung đột địa chính trị có những tín hiệu ngắn hạn làm nổi lên tâm lý ngại rủi ro của nhà đầu tư và USD có thể mạnh lên ban đầu khi chính quyền Trump đắc cử.
Do đó, VDSC khuyến nghị các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho kịch bản “tận dụng sự sụt giảm của thị trường để xây dựng các vị thế dài hạn”, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, công nghệ, công nghiệp và dịch vụ.
VDSC khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với nhóm ngân hàng khi cơ hội tái định giá vẫn ở phía trước.
Lợi nhuận trước thuế quý III/2024 của các ngân hàng niêm yết tăng trưởng 17,0% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 8,3% so với quý trước. Kết quả này yếu hơn so với kỳ vọng trước đó, chủ yếu do NIM thu hẹp. Điểm tích cực từ bức tranh kết quả kinh doanh quý IIIlà nợ xấu gần như đã đạt đỉnh ở hầu hết các ngân hàng lớn, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng không tăng. VDSC kỳ vọng NIM trong quý IV/2024 sẽ ổn định ở mức thấp hiện tại do áp lực cạnh tranh cho vay.
Thống kê của công ty chứng khoán này cũng chỉ ra rằng, định giá ngành ngân hàng gần như không thay đổi sau 1 thập kỷ.
Định giá P/B toàn ngành hiện là 1,5x, không thay đổi nhiều kể từ đầu năm 2023 và vẫn dưới mức trung bình 5 năm kể từ tháng 5/2022. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang chiết khấu rủi ro về chất lượng tài sản đối với ngành ngân hàng khi lợi nhuận đang có sự phục hồi ổn định hơn.
Bên cạnh đó, câu chuyện lớn nâng hạng lên thị trường cận biên thứ cấp theo tiêu chuẩn FTSE vẫn sẽ là điểm nhấn đáng chú ý trong vòng 1 năm tới đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng dựa vào quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường, VDSC cho biết.
Tác giả: Thuỷ Triều
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy