Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu DRC
CTCK Bảo Việt (BVSC)
BVSC tăng giá mục tiêu của cổ phiếu DRC của CTCP Cao Su Đà Nẵng theo Phương pháp DCF lên 40.439 đồng/cổ phiếu (Upside: 21,6%), chủ yếu là do: (1) chuyển định giá đến cuối năm 2022; và (2) điều chỉnh tăng dự báo kết quả kinh doanh sau đợt tăng giá bán gần đây và thương mại hóa các sản phẩm cao cấp của DRC. Nâng khuyến nghị lên OUTPERFORM.
Chúng tôi ưa thích DRC với vị thế doanh nghiệp săm lốp đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt, triển vọng sáng sủa hơn trong ngắn hạn.
Trong khi đó, DRC duy trì là cơ hội đầu tư dài hạn hấp dẫn với định giá hiện tại hấp dẫn, và việc Nhà máy sản xuất lốp radial Giai đoạn 3 đi vào hoạt động và giá nguyên liệu đầu vào đang hạ nhiệt sau khi tăng nóng trong một năm vừa qua.
Khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu DNW tại ngưỡng 30.3
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu DNW của Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai đang hình thành xu hướng tăng giá mạnh sau khi phá ngưỡng kháng cự 25.0. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tăng giá trong khi chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu điều chỉnh nhẹ 1 đến 2 phiên. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy tín hiệu vận động tích cực.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 27.0, chốt lãi tại ngưỡng 30.3 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 26.5.
Khuyến nghị mua cổ phiếu DPM với giá mục tiêu 54.900 đồng/CP
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Chúng tôi nhận định trong năm 2021, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (DPM – sàn HOSE) sẽ có mức tăng trưởng đột biến. Cụ thể, doanh thu cả năm ước đạt 10.820 tỷ đồng (tăng 39,4% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.667 tỷ đồng (tăng trưởng 137,7%).
Dựa vào triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với cổ phiếu DPM, mức giá mục tiêu 54.900 đồng/CP, cao hơn 19% mức giá đóng cửa ngày 19/11/2021.
Điểm nhấn đầu tư: Giá phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao với nguồn cung hạn chế, trong khi nhu cầu trong nước phục hồi. Với việc các nước sản xuất phân bón lớn như Nga và Trung Quốc hạn chế sản lượng xuất khẩu, giá phân bón trên thế giới được đánh giá sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, triển vọng hồi phục giá gạo được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước.
Tình hình tài chính lành mạnh, ROE cao nhất ngành, đòn bẩy thấp. Với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ là 8%, DPM là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong số các doanh nghiệp phân bón. Với việc kiểm soát chi phí hiệu quả, biên lợi nhuận gộp của DPM đạt 23.7%, cao gấp 3 lần trung bình ngành.
Một điểm nhấn khác là việc thay đổi về chính sách thuế sẽ làm giảm giá thành sản xuất phân bón cho DPM hơn 360 tỷ đồng. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV, Bộ Công Thương đã đề xuất việc chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế GTGT sang mặt hàng chịu thuế 5%. Bộ Tài Chính sẽ đóng vai trò tham mưu cho Chính phủ sửa đổi và hoàn thiện Luật Thuế để sớm trình lên Quốc Hội khoá XV trong các kỳ họp tới.
Tác giả: N.T
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy