Khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu 50.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Luận điểm đầu tư đối với cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG – sàn HOSE) là Tăng trưởng lợi nhuận bình quân (CAGR) năm 2021-2023 kỳ vọng đạt 26% nhờ danh mục sản phẩm bàn giao sẵn sàng và mảng môi giới phục hồi so với mức nền thấp năm 2021.
Bên cạnh đó, tổng giá trị sản phẩm mở bán của DXG giai đoạn 2022-2023F ghi nhận bình quân ước tính bình quân khoảng 17.000 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ pháp lý tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, qua đó mở khóa tài sản tích lũy như Gem Riverside, Gem Premium.
BSC ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 công ty mẹ ước đạt 11.730 tỷ đồng (tăng 16% so với năm trước) và 1.483 tỷ đồng (tăng trưởng 28%), nhờ vào bàn giao các dự án (1) Gem Sky World, (2) ST-Mortiz và sự hồi phục của mảng dịch vụ môi giới.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu là 50.000 đồng/cp (tăng 24% so với mức giá đóng cửa ngày 23/02/2022) dựa trên phương pháp RNAV do thay đổi một số giả định sau: (1) Cập nhật thêm dự án, (2) Điều chỉnh tăng giá bán một số dự án có khả năng triển khai khả thi tại HCM (Gem Riverside & Gem Premium).
Khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 143.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu của Công ty cổ phần Thế giới số (DGW – sàn HOSE): Xu hướng cao cấp hoá các sản phẩm điện thoại, laptop và SP Iots nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp game và thế giới ảo.
Mảng điện thoại: Động lực tăng trưởng của mảng điện thoại đến từ (1) dòng Iphone và dòng Xiaomi (lợi thế người tiên phong) sẽ tiếp tục cải thiện thị phần (2) xu hướng chuyển đổi từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh.
Mảng Laptop và tablet: Tăng trưởng nhờ xu hướng cao cấp hoá và thói quen làm việc, học tập tại nhà kết hợp với chơi game;
Mảng thiết bị văn phòng: (1) xu hướng chuyển đổi số sẽ được đẩy mạnh sau dịch Covid 19; (2) Đóng góp tích cực của các nhãn hàng mới của mảng đồ gia dụng;
Ngoài ra, yếu tố cần chú ý: Tiếp tục đa dạng hóa theo chiều ngang (mở rộng sang mảng F&B, công nghiệp và thiết bị), tiến hành M&A tăng quy mô và độ phủ.
Chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của DGW lần lượt đạt 27.008 tỷ đồng (tăng 29% so với năm trước) và 803 tỷ đồng (tăng trưởng 22%), EPS FW = 9.069 đồng và PE FW= 12,3 lần .
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá 143.000 đồng/CP, upside 28% so với giá ngày 22/02/2021 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 50% - 50%.
Khuyến nghị mua cổ phiếu MBB với mức giá mục tiêu 49.800 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB – sàn HOSE) là ngân hàng có duy nhất có hệ sinh thái tài chính hoàn chỉnh. Bên cạnh ngân hàng mẹ, các công ty con cũng có được mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây.
Trong năm 2021, các công ty con của ngân hàng đều có mức tăng trưởng cao như MBS đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 119%, Mcredit tăng 87%, MBAMC tăng 66% so với năm trước...
Chúng tôi cho rằng, việc xây dựng hệ sinh thái không chỉ hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, còn giúp tối ưu hóa việc chuyển đổi số. Ngoài ra, việc hàng loạt các thương vụ bán vốn các công ty con nhằm bổ sung vốn cho ngân hàng mẹ khi điều kiện thuận lợi diễn ra gần đây cho thấy MBB hiện đang còn rất nhiều tài nguyên để phát triển cho chiến lược dài hạn.
Tiềm năng tăng trưởng tín dụng cao. Với việc room ngoại vẫn còn và có thể sẽ được nới thêm trong tương lai, cùng với hệ sinh thái các công ty thành viên đang có được tăng trưởng cao.
Chúng tôi cho rằng, MBB có nhiều tài nguyên để có thể gia tăng thêm độ dày vốn khi cần thiết. Đây sẽ là một trong những yếu tố then chốt giúp ngân hàng duy trì được tăng trưởng tín dụng cao trong tương lai.
Ngoài ra, tỷ trọng cho vay các ngành công nghiệp mới như năng lượng tái tạo gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây cũng cho thấy được tầm nhìn của ngân hàng này trong việc tiếp cận các mảng kinh doanh mới có được nhiều sự hỗ trợ như mảng này.
Hiệu quả cải thiện rõ rệt nhờ tập trung vào chuyển đổi số. Tỷ lệ CIR liên tục được cải thiện, và hiện tại là một trong những ngân hàng có CIR thấp nhất. Cùng với đó, tỷ lệ CASA liên tục gia tăng được thúc đẩy bởi động lực chính là CASA từ các khách hàng cá nhân nhờ liên tục đầu tư vào chuyển đổi số.
Ngoài ra, các nguồn thu nhập từ phí bảo hiểm được gia tăng nhờ thúc đẩy bán chéo thông qua hệ thống số của ngân hàng đi cùng với thủ tục thu hồi nợ xấu được cải thiện giúp mang lại nguồn thu nhập ngoài lãi ổn định cho MBB.
Khả năng sinh lợi tiếp tục gia tăng. NIM liên tục được gia tăng nhờ chi phí vốn thấp đến từ tăng trưởng CASA vượt trội và mảng cho vay khách hàng cá nhân liên tục tăng trưởng. Với định hướng chuyển đổi số toàn diện, đi cùng với tăng trưởng tín dụng cao thúc đẩy bởi mảng bán lẻ, chúng tôi kỳ vọng NIM của MBB sẽ được duy trì trên mức 5% trong những năm tiếp theo.
Trong năm 2022, với kỳ vọng lãi suất sẽ được duy trì hoặc tăng không đáng kể vì nền kinh tế vẫn cần được hỗ trợ, chúng tôi ước tính mức NIM của MBB sẽ đạt 5,4%.
Chất lượng tài sản hàng đầu. Với chính sách chủ động thực hiện mục tiêu cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, cùng với kết quả kinh doanh rất khả quan trong giai đoạn đại dịch. Chúng tôi cho rằng MBB có đủ năng lực đảm bảo được chất lượng tài sản của mình trong dài hạn, qua đó giúp ngân hàng duy trì được khả năng sinh lợi của mình.
Chúng tôi dự phóng trong năm 2022, tổng thu nhập hoạt động của MBB đạt 48.812 tỷ đồng (tăng 32,2% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế đạt 22.556 tỷ đồng (tăng trưởng 36,5%), với kịch bản ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ trích lập 2,4% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. ROE và ROA lần lượt đạt 25,3% và 2,7% nhờ NIM gia tăng với kỳ vọng chi phí vốn đạt 3% và lãi vay trung bình đạt 9,5% cho cả năm 2021.
Theo đó, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MBB với mức giá mục tiêu 49.800 đồng/CP (+45.0% upside) theo 2 phương pháp Thu nhập thặng dư và so sánh P/B.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MSN
CTCK Phú Hưng (PHS)
Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CTCP Tập đoàn Masan (MSN – sàn HOSE) trong 2022 lần lượt đạt 104.117 tỷ đồng (tăng 17% so với năm trước) và 8.969 tỷ đồng (giảm 11%), động lực tăng trưởng đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Bằng phương pháp SOTP (Sum-of the-part) đối với giá trị vốn chủ sở hữu đóng góp của các công ty con: MCH, MML, MHT, WCM, Reddi, Phúc Long và công ty liên kết Techcombank, chúng tôi đưa ra giá trị hợp lý của MSN khoảng 197.800 đồng/cổ phiếu, từ đó chúng tôi khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.
Rủi ro: (1) Cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ; (2) Dịch bệnh trong chăn nuôi; (3) Rủi ro biến động giá khoáng sản toàn cầu; (4) Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; (5) Rủi ro chu kỳ hệ thống ngân hàng; (6) Rủi ro pha loãng.
Tác giả: N.T
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy