Sự tích cực lan rộng ngay từ khi thị trường mở cửa dưới sự dẫn dắt của nhóm ngành sản xuất nhựa – hoá chất. Có thời điểm VN-Index chạm mốc 1.180 điểm.
Trong đó, GVR tăng 4,9%, DGC tăng 1,69%, DCM tăng 4,37%, DPM tang 3,06%, PHR tăng 2,26%, LIX tăng 6,92%. Trong khi đó, các mã VCB, HPG, VPB tác động tiêu cực nhất khi lấy đi gần 1,5 điểm chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 29/1, VN-Index tăng 3,03 điểm, tương đương 0,26% lên 1.178,7 điểm. Toàn sàn có 203 mã tăng và 234 mã giảm. HNX-Index tăng 0,25 điểm lên 229,68 điểm. UPCoM-Index giảm 0,18 điểm xuống 87,54 điểm.
Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 29/1 (Nguồn: FireAnt).
Bước sang phiên chiều, sắc xanh tiếp tục được duy trì nhưng yếu dần về cuối phiên khiến VN-Index điều chỉnh nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/1, VN-Index tăng 0,02 điểm lên 1.175,69 điểm. Toàn sàn có 187 mã tăng và 283 mã giảm, 106 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,39 điểm xuống 229,04 điểm. Toàn sàn có 86 mã tăng, 78 mã giảm và 75 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,1 điểm xuống 87,6 điểm. Riêng rổ VN30 có sự phân hoá khi 11 mã tăng giá và 14 mã giảm giá.
Nhóm hoá chất tiếp tục dẫn đầu và bứt phá khi hầu hết các cổ phiếu nhóm này đều đồng loạt tăng mạnh. Nổi bật là GVR tăng 4,9% và đóng góp hơn 1 điểm cho chỉ số chung, ngoài ra các mã AAA, DCM, DPM, LAS, DGC, DDV, DPR cũng kết phiên tích cực.
Trái chiều, nhóm ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường với VCB là đầu kéo lấy đi 1,11 điểm, các mã BID, ACB, TCB, EIB cũng lấy đi tổng cộng gần 1 điểm của VN-Index.
Sắc đỏ cũng bao phủ hầu hết các cổ phiếu nhóm chứng khoán, nổi bật VIX giảm 0,58%, SSI giảm 0,44%, VND giảm 0,68%, SHS giảm 0,54%, HCM giảm 1,49%, VCI giảm 1,06%, TCI giảm 5,19%, CTS giảm 1,02%.
Diễn biến giao dịch của khối ngoại.
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay đạt 15.951 tỷ đồng, tăng 9% so với phiên hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 14.288 tỷ đồng, tăng 10%. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 5.196 tỷ đồng.
Sau 1 phiên quay đầu bán ròng, hôm nay khối ngoại đã tiếp tục mua ròng với giá trị 135,7 tỷ đồng, trong đó khối này giải ngân 1.220 tỷ đồng và bán ra 1.356 tỷ đồng.
Những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là PC1 143 tỷ đồng, VNM 60 tỷ đồng, MSN 34 tỷ đồng, VRE 32 tỷ đồng, LPB 27 tỷ đồng,… Ngược lại những mã được mua gom chủ yếu STB 58 tỷ đồng, HSG 41 tỷ đồng, KBC 34 tỷ đồng, CTG 31 tỷ đồng, EIB 29 tỷ đồng,….
Tác giả: Trần Thị Tú Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy