Từ cuối tháng 8/2022, NHNN cho biết sẽ bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Trong đó, hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Trước thông tin cho rằng, nhiều khả năng NHNN sẽ chính thức có văn bản điều chỉnh room tín dụng và tới tay các ngân hàng thương mại, một số cổ phiếu ngân hàng khấp khởi tăng giá. Đóng góp tích cực nhất cho VN-Index là BID, CTG, HDB. Sắc xanh cũng trở lại diện rộng ở nhóm ngân hàng, dù biên độ tăng không lớn.
Tuy nhiên, trên HoSE, không có cổ phiếu ngân hàng nào giảm giá. Dù thị trường phân hoá mạnh, số mã giảm lấn át, nhưng với sự ủng hộ của nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn nhất sàn là ngân hàng, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh.
Thông tin nới room tín dụng không chỉ tác động tới cổ phiếu ngân hàng, mà theo giới phân tích, điều này còn giải tỏa được tâm lý cho thị trường chung, giải "cơn khát" vốn trong nhiều lĩnh vực ngành nghề.
Theo nhiều chuyên gia, những ngân hàng sẽ được NHNN xem xét nới "room" lần này có khả năng bao gồm cả nhóm Big 4 (gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank). Đây là những ngân hàng có sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế theo lời kêu gọi của NHNN trong giai đoạn đại dịch COVID-19 và cũng là những ngân hàng đăng ký chỉ tiêu cao trong gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Bên cạnh đó, các ngân hàng có khả năng được nới room cao là: MB, HDBank (nhận chuyển giao ngân hàng bắt buộc). Nhóm các ngân hàng có hệ số CAR cao và mô hình quản trị rủi ro tốt, ngoài Vietcombank, MB, HDB, sẽ có Techcombank, VPBank, ACB, TPBank, MSB, VIB… cũng trong danh sách dự đoán sẽ được xét cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.
Theo ước tính của chuyên gia phân tích tại CTCK SSI, với 457.000 tỷ đồng tín dụng được phân bổ thêm, các ngân hàng sẽ được cấp thêm 3-5% ‘room’ tín dụng
Trở lại với diễn biến phiên hôm nay, toàn bộ thời gian giao dịch, chỉ số chính giữ sắc xanh, tuy nhiên đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, sát tham chiếu do lực bán dâng cao. Biên độ dao động tương đối hẹp, thanh khoản từ cuối phiên sáng, và khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng. Các mã VIC, HPG, BCM, GVR, DCM, DPM… ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường. Trong đó, nhóm phân bón điều chỉnh mạnh sau phiên đầu tuần khởi sắc. Nhóm cổ phiếu thép cũng điều chỉnh, các mã lớn nhất như HPG, HSG, NKG đồng loạt giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,05 điểm lên 1.277,4 điểm. HNX-Index tăng 0,45 điểm (0,15%) lên 293,27 điểm. UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,15%) xuống 91,64 điểm. Thanh khoản đi lên, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE tăng 12,8% và đạt 13.118 tỷ đồng.
Tác giả: Việt Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy