Lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) trong 8 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh 19% so với cùng kỳ: Dữ liệu mới nhất từ công ty cho thấy doanh thu 8 tháng đầu năm ước đạt 4.930 tỷ đồng, tăng 3% và lợi nhuận trước thuế ước đạt 621 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm cho thấy, doanh thu của PVTrans đạt 3.590 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 39% so với cùng kỳ. Lĩnh vực vận tải tiếp tục đạt kết quả kinh doanh vượt trội khi doanh thu đạt 2.586 tỷ đồng, tăng 4% và lợi nhuận gộp đạt 476 tỷ đồng, tăng mạnh 51% so với cùng kỳ.
Số lượng tàu tăng
Trong 8 tháng đầu năm, PVTrans đã đầu tư và thuê mua thêm 4 tàu mới với tải trọng gần 160.000 DWT và tiếp tục nhận thêm khoảng 3-4 tàu mới trong những tháng cuối năm.
Theo kế hoạch, Tổng công ty mẹ và các công ty thành viên sẽ đầu tư thêm khoảng 14 tàu mới với tổng giá trị đầu tư khoảng 7.600 tỷ đồng, với định hướng nhắm tới các tàu vận tải dầu thô lớn cỡ VLCC, Aframax, tàu khí hóa lỏng VLGC và các tàu sản phẩm cỡ trung 15.000-20.000 DWT.
Giá cước vận tải dầu khí, theo dự báo, sẽ hồi phục từ cuối năm 2021 sang đầu năm 2022: Nhu cầu dầu được dự báo tăng lên mức 101 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021 và tăng lên mức 103 triệu thùng/ngày vào cuối 2022.
Nhóm OPEC+ cũng đã quyết định gia tăng sản lượng khai thác dầu thêm 0,4 triệu thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8/2021 đến tháng 9/2022 nhằm đáp ứng nhu cầu dầu toàn cầu. Động thái ấy làm tăng nhu cầu vận tải dầu thô và dầu sản phẩm, làm tăng giá cước vận tải dầu trên thị trường.
Phát triển mở rộng sang lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng
Theo dự thảo Quy hoạch phát triển ngành điện 8, quy mô các nhà máy điện khí hóa lỏng nhập khẩu đạt 4.000 MW vào năm 2025 và tăng lên 18.000 MW vào năm 2030, tương ứng với nhu cầu sử dụng LNG khoảng 2,8 triệu tấn năm 2025 và tăng lên 12 triệu tấn vào năm 2030. MBS đánh giá đây là thị trường vận tải mới đầy tiềm năng đối với công ty trong chiến lược phát triển trung và dài hạn.
Trong 6 tháng cuối năm, cùng với việc tiếp tục bổ sung thêm các tàu mới, hoạt động của đội tàu cơ bản ổn định khi phần lớn tàu tham gia thị trường vận tải quốc tế với các hợp đồng cho thuê định hạn, chịu ảnh hưởng nhỏ của tình hình dịch bệnh trong nước.
MBS dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm lần lượt đạt 4,360 tỷ đồng và 578 tỷ, đưa doanh thu và lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 7.952 tỷ và 1.128 tỷ đồng, tăng 8% so với 2020.
Vì thế, MBS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu PVT vào khoảng 29.800 đồng/cp dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh PE, PB với nhóm các công ty vận tải dầu khí quốc tế. Giá mục tiêu của cổ phiếu PVT tương ứng với P/E forward là 13,9 lần.
Kết phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/9, cổ phiếu PVT tạm dừng ở mức 24.800 đồng, tăng 2,48% so với giá trong phiên trước, nhưng thanh khoản tăng hơn hai lần (gần 11 triệu cổ phiếu) - một trong những dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu PVT có thể tăng mạnh trong tuần tới.
Tác giả: Nhã Vy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy