Theo thống kê của VASEP (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam), giá cá tra hiện nay đã tăng vọt lên mức 30.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất tính từ năm 2019. Đối với cá trọng lượng 0,7-1 kg xuất sang thị trường Mỹ, doanh nghiệp đang thu mua với giá 30.000 đồng, tăng từ 6.000-8.000 đồng so với mức giá trước Tết.
Theo đà tăng của giá cá tra nguyên liệu, giá cá tra giống hiện cũng tăng ít nhất từ 2.000-4.000 đồng/kg so với trước đây. Tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cá tra giống loại 30-40 con/kg có giá dao động từ 35.000-37.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá cá tra tăng cao được VASEP nhận định chủ yếu do khan hiếm nguyên liệu. Đây là bài toán cung, cầu vì sau dịch Covid-19, nhiều nông dân đã treo ao vì thua lỗ do đó dẫn tới tình trạng nhu cầu mua vào tăng cao nhưng nguồn cung lại không đủ.
Thị trường EU cũng được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh trên mức nền thấp năm 2021 nhờ việc giảm thuế của hiệp định EVFTA và người tiêu dùng EU đã cho thấy nhu cầu mạnh mẽ hơn sau đại dịch.
"Nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn là một gương mặt tiêu biểu đại diện cho ngành khi mặt hàng cá tra là sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp. Thị giá cổ phiếu VHC đang giữ đà tăng tốt trong thời gian từ đầu năm trở lại đây khi doanh nghiệp hưởng lợi lớn khi giá cá tra bán ra đang dần tiến sát mức kỷ lục.
Diễn biến giá cổ phiếu Vĩnh Hoàn trên thị trường.
Trên thị trường, chốt phiên ngày 2/3/2022, cổ phiếu VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ghi nhận tăng bứt phá 3,85% để leo lên lập đỉnh mới 81.000 đồng/cổ phiếu. Đến ngày 10/3, cổ phiếu VHC đang chạm trần ở mức 79.600 đồng/cổ phiếu trên thị trường trong phiên sáng.
Như vậy trong 1 năm qua, thị giá VHC đã tăng trưởng 80,23% và tăng trưởng tới 935,63% kể từ khi niêm yết trên sàn, đưa vốn hoá doanh nghiệp leo lên mức 14.482,904 tỷ đồng.
Dự báo cho năm 2022, nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính của Vĩnh Hoàn sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng tích cực.
Theo chia sẻ từ Vĩnh Hoàn, sự phục hồi ngành dịch vụ thực phẩm ở Mỹ đã tạo thuận lợi cho tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm qua, do đây là thị trường xuất khẩu tôm và cá tra lớn nhất. Nhu cầu thủy sản bình quân ngày càng tăng trên toàn cầu cùng các hiệp định thương mại tự do là động lực cho tăng trưởng ngành thủy sản.
Các nhà máy của Vĩnh Hoàn cũng đã hoạt động trở lại với công suất như trước dịch nên doanh nghiệp sẽ quay trở lại phục vụ nhiều khách hàng hơn tại thị trường Châu Âu thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ như trong quý 4/2021. Đồng thời sản lượng xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang Trung Quốc được đặt kỳ vọng có thể dần phục hồi từ mức thấp của năm 2021.
Trong năm 2022 doanh nghiệp còn có thể tiết giảm các chi phí liên quan đến phòng chống dịch, cước vận tải do tình hình diễn biến dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát và việc mở cửa nhiều hệ thống vận tải từ đó cải thiện lợi nhuận ròng thu về.
Riêng trong tháng 1 vừa rồi, Vĩnh Hoàn đã xuất khẩu cá tra với mức giá lên tới 4,1 USD/kg, cao hơn 43% cùng kỳ năm trước, đây là một tín hiệu khởi sắc cho doanh nghiệp trong tháng đầu tiên của năm.
So với cùng kỳ năm trước, doanh thu tháng 1/2022 của Vĩnh Hoàn đã tăng trưởng 23%. Sự tăng trưởng này đến từ tất cả các ngành hàng: Sản phẩm cá tra tăng 11%, sản phẩm phụ tăng 28%, sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng 19%, sản phẩm giá trị gia tăng cũng ghi nhận mức tăng trưởng đến ba chữ số.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy